logo

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Hoạt động 1 trang 170 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời.

Mắc mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn, công tắc, cầu chỉ (loại 0,5A) như hình H26.4. Khi công tắc đóng, bóng đèn sáng.

Mở công tắc, mắc thêm một dây dẫn nối hai đầu bóng đèn với nhau (hình H26.5). Lúc này ta nói bóng đèn đoản mạch.

Khi đóng công tắc, dây kim loại trong cầu chì bị đứt và làm hở mạch điện.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26

Em hãy trả lời: trong thí nghiệm trên, điều nào chứng tỏ khi có hiện tượng đoản mạch trong một mạch điện kín, cường độ dòng điện trong mạch và nhiệt độ của dây dẫn nối từ dụng cụ điện bị đoản mạch đến nguồn điện tăng lên rất cao.

Lời giải chi tiết

Trong thí nghiệm trên, khi cầu chì bị cháy đứt mạch chứng tỏ  khi có hiện tượng đoản mạch trong một mạch điện kín, cường độ dòng điện trong mạch và nhiệt độ của dây dẫn nối từ dụng cụ điện bị đoản mạch đến nguồn điện tăng lên rất cao.


Hoạt động 2 trang 171 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời.

Trong thí nghiệm trên, ta không làm đoản mạch bóng đèn mà mắc nhiều bóng đèn song song nhau (hình H16.6).

Khi đóng công tắc, ta thấy dây cầu chì cũng bị đứt và làm hở mạch điện. Ta nói khi công tắc đóng, mạch điện bị quá tải.

Em hãy trả lời:

- Trong thí nghiệm trên, điều nào chứng tỏ khi có nhiều dụng cụ mắc song song nhau trong một mạch điện kín, cường độ dòng điện qua mạch chính và nhiệt độ của dây dẫn trên mạch chính tăng cao ?

- Nếu không có cầu chì trong mạch, các hiện tượng đoản mạch và quá tải có thể gây ra tác hại gì ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

Trong thí nghiệm trêm khi đóng công tắc cầu chì bị đứt chứng tỏ khi có nhiều dụng cụ điện mắc song song nhau trong một mạch điện kín, cường độ dòng điện qua mạch chính và nhiệt độ của dây dẫn trên mạch chính tăng cao.

Nếu không có cầu chì trong mạch điện, các hiện tượng đoản mạch và quá tải có thể làm hỏng thiết bị điện, làm hỏng dây dẫn, có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm,…


Hoạt động 3 trang 171 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Em hãy trả lời: vì sao cái ngắt điện tự động (CB) trong mạng điện gia đình (ví dụ cái CB loại 6A hoặc 10A) sẽ tự động ngắt mạch.

- Khi một dụng cụ điện trong mạng điện gia đình bị đoản mạch.

- Hoặc khi cắm cùng lúc nhiều dụng cụ vào ổ cắm phái sau cái CB (hình H26.9) ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch tăng cao có thể lớn hơn 6A hoặc 10A vì vậy cái CB sẽ tự động ngắt mạch khi có dòng điện lớn như vậy. Khi cắm cùng một lúc nhiều dụng cụ công suất lớn vào ổ cắm thì dòng điện trong mạch cũng tăng nhanh, mạnh (quá tải) làm cho CB tự động ngắt mạch.


Hoạt động 4 trang 172 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và nhận xét.

Mạng điện trong gia đình có hai đường dây dẫn điện, ta gọi là “dây nóng” và “dây nguội”. Em hãy sử dụng bút thử điện (hình H26.10), kiểm chứng các kết quả sau:

- chạm đầu bút thử điện vào lỗ điện nối với dây nguội, đèn của bút không sáng.

- chạm đầu bút thử điện vào lỗ điện nối với dây nóng:

+ tay cầm vào thân nhựa của bút, đèn không sáng.

+ tay cầm vào đuôi dẫn điện của bút (hình H26.11), thân người cách điện với mặt đất, đèn sáng yếu.

+ tay cầm vào đuôi dẫn điện của bút, thân người tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, đèn sáng mạnh.

Ta rút ra nhận xét:

Cơ thể người là một vật……….điện. Dòng điện có thể……..cơ thể người khi một vị trí của cơ thể chạm vào nơi không được cách điện của mạch điện.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi một vị trí của cơ thể chạm vào nơi không được cách điện của mạch điện.


Hoạt động 5 trang 173 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Vì sao ta chạm vào các nguồn điện như pin, ắc quy thì thường không nguy hiểm nhưng chạm vào nơi không cách điện  của mạng điện gia đình lại rất nguy hiểm.

Lời giải chi tiết

Khi chạm tay vào pin, ắc quy thì không nguy hiểm vì hiệu điện thế của pin và ắc quy khá nhỏ nên dòng điện qua cơ thể cũng nhỏ và không nguy hiểm.

Còn khi chạm vào nơi không cách điện của mạng điện gia đình lại nguy hiểm vì hiệu điện thế của nó khá lớn 220V nên rất nguy hiểm.


Hoạt động 6 trang 173 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Trên một ELCB có ghi hai số là 30 mA và 30 A, em hãy cho biết ý nghĩa của hai số này.

Lời giải chi tiết

Trên một ELCB có ghi hai số là 30 mA và 30 A.

Ý nghĩa của 30mA là: khi người chạm vào một đường dây dẫn điện của mạch điện và cường độ dòng điện qua người vượt quá giá trị 30mA, ELCB sẽ tự động ngắt mạch khiến mạch bị hở và giữ cho người không bị điện giật.

Ý nghĩa của 30A là: khi có đoản mạch, dòng điện đạt giá trị 30A thì sẽ ngắt mạch.

(ELCB: cái ngắt điện ngăn dòng rò).


Hoạt động 7 trang 174 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy tìm hiểu và trả lời.

Hình h26.13 mô tả việc áp dụng quy tắc an toàn nào khi sử dụng điện ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 4)

Lời giải chi tiết

Khi có người bị điện giật, không được chạm vào người đó, không được tự chạm vào các dây điện khi chưa biết dây điện có bị hở rò điện ra ngoài hay không.


Bài 1 trang 175 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Thế nào là hiện tượng đoản mạch trong một mạch điện ? Cường độ dòng điện trong mạch thay đổi ra sao khi có hiện tượng đoản mạch ?

Hiện tượng đoản mạch có tác hại thế nào ? Người ta thường dùng biện pháp nào để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch trong mạng điện gia đình ?

Hình 26.14 là sơ đồ mạch điện của một căn phòng trong mạng điện gia đình. K là cái CB; K1,K2,K3

là các công tắc. Em hãy cho biết tac dụng của các thiết bị này.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

- Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) là hiện tượng hai dây dẫn chạm vào nhau gây cháy nổ.

- Khi bị đoản mạch, giá trị cường độ dòng điện trong mạch nảy vọt và có thể gây nguy hiểm.

- Nếu mạng điện có sử dụng cầu chì hợp lí thì khi đoản mạch, dây chì sẽ bị nóng chảy và đứt, mạch điện bị ngắt, các thiết bị điện sẽ được bảo vệ.

Hình 26.14

CB là thiết bị bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt qua cường độ ghi trên CB thì CB sẽ ngắt mạch.

K1 dùng để điều khiển bóng đèn 

K2 dùng để điều khiển bóng đèn 

K3 dùng để điều khiển bóng đèn 


Bài 2 trang 175 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Vì sao em biết được cơ thể người là một vật dẫn điện ?

Dòng điện qua người là 0,1A có gây nguy hiểm đến tính mạng không ?

Cho biết trong mạng điện gia đình có một CB mắc xen vào giữa nguồn điện và các thiết bị điện. Khi ta chạm vào một nơi không được cách điênh của mạch điện và bị điện giật, cường độ dòng điện qua người đó có thể lên đến hàng trăm mA. Khi này, CB có ngắt mạch không ? Vì sao?

Tai nạn điện giật thường xảy ra do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và chạm vào một nơi không được cách điện của “dây nóng” trong mạng điện gia đình. Thiết bị điện nào có thể giúp ta phòng tránh được tai nạn này ?

Lời giải chi tiết

- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể đi qua (chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.

- Dòng điện có cường độ từ 70 mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên có thể người sẽ làm tim ngừng đập.

Vì vậy dòng điện 0,1A sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.


Bài 3 trang 175 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hãy nêu một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Theo em, việc để trẻ em ở gần đường đây điện của mạng điện gia đình (hình H26.15) có gây ra tác hại gì? Vì sao ?

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

Quy tắc an toàn khi sử dụng điện:

Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

Không được tự ý chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng.

Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Việc để trẻ em gần đường dây điện của mạng điện gia đình rất nguy hiểm. Mạng điện gia đình có điện áp 220V rất lớn, nếu trẻ em mà dùng vật kim loại chọc vào ổ điện hoặc cắm vào dây điện thì rất nguy hiểm. Vì vậy phải để các thiết bị điện xa tầm tay trẻ em, phải luôn có người trông coi mạng điện, nên có ELCB chống giật.


Bài 4 trang 175 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Một nguồn điện được nối đến hai đầu của một thiết bị điện nhờ các dây dẫn điện. Không có hiện tượng đoản mạch trong tường hợp nào sau đây ?

A. hai đầu thiết bị điện được nối với nhau bằng một dây dẫn

B. hai đầu của thiết bị điện chạm vào nhau.

C. cường độ dòng điện qua thiết bị điện thấp hơn cường độ định mức của nó.

D. hai đường dây dẫn chạm vào nhau tại một nơi chúng không được cách điện.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án C.


Bài 5 trang 176 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Giá trị cường độ dòng điện nào sau đây khi đi qua cơ thể người chưa gây nguy hiểm đến tính mạng ?

A. 80 mA                                  B. 0,4 A

C. 0,08 kA                                D. 4 mA

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án D.


Bài 6 trang 176 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 26

Hình h26.16 mô tả sơ đồ mạch điện của một gia đình gồm ba phòng. K là cái CB 30A đặt sau nguồn điện, K1,K2,K3

là các CB 20A ở mỗi phòng. Em hãy giải thích vì sao người ta dùng các CB có cường độ ngắt mạch khác nhau như vậy.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 26 (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

Người ta dùng các CB có cường độ ngắt khác nhau để phù hợp với cường độ ngắt của từng đoạn. Đoạn mạch có cường độ nhỏ thì CB có cường độ nhỏ, đoạn mạch có cường độ lớn thì CB có cường độ lớn.   

icon-date
Xuất bản : 26/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022