logo

Tài liệu Dạy Học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29

Hướng dẫn Giải Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 hay, chi tiết nhất. Seri Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 đầy đủ (có file tải PDF cho thầy cô)


Hoạt động 1 trang 25 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

 Thí nghiệm xác định thành phần của không khí :

Lời giải chi tiết

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29

- Chuẩn bị thí nghiệm như trên hình vẽ 4.24 gồm: Photpho đỏ, muỗng sắt, ống thủy tinh, hình trục có nắp đậy kín bằng nút cao su.

- Quan sát mực nước thay đổi khi photpho cháy.

- Khi oxi trong không khí đã phản ứng với photpho để tạo ra khói trắng P2O5 và khói trắng này tan dần trong nước.

- Phương trình hóa học của phản ứng cháy: 4P + 5O2 → 2P2O5 .

-Sau thí nghiệm mực nước trong ống thủy tinh dâng lên đến vạch số 2 từ đó ta suy ra được thể tích của oxi bằng 1/5 lần thể tích không khí. 4/5 thể tích còn lại là các chất khí không duy trì sự cháy và sự sống ( hầu hết là khí nito).

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó có khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí , phần còn lại hầu hết là khí nitơ.

Hoạt động 2 trang 26 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

 Ngoài khí oxi và nitơ , không khí còn chưa những chất khí gi khác. Quan sát hình vẽ, thảo luận với những gợi ý sau:

- Đưa ra dẫn chứng trong không khí có hơi nước.

- Tìm một vài ví dụ chứng tỏ trong không khí có tồn tại khí cacbon đioxit ( CO2)

- Ngoài ra còn có một lượng các khí hiếm như agon(Ar), Neon(Ne), với tị lệ rất nhỏ. 

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 2)

Lời giải chi tiết

- Khi ra để cóc nước đá ngoài không khí, ta sẽ thấy nước đọng ở thành ngoài của cốc vì cốc nước đá có nhiệt độ thấp làm ngưng tụ hơi nước trong không khí.

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 3)

-Ví dụ về chứng tỏ trong không khí có tồn tại khí cacbon đioxit:

+ Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi, tôi thấy có màng trắng mỏng do khí  cacbonic trong không khí tác dụng với nước vôi tôi.

+ Butan (C4H10) có trong khí gas, khi ta đun nấu thức ăn butan cháy theo phương trình: 

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 4)

CO2 sinh ra ở dạng khí sẽ bay vào không khí.

+ Các hoạt động cháy rừng, đốt nhiên liệu của động cơ,… cũng sinh ra khí CO2 bay vào không khí.

- Ngoài ra còn có một lượng các khí hiếm như agon ( Ar) , neon (Ne) với tỉ lệ rất nhỏ.


Hoạt động 3 trang 26 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Bảo vệ không khí trong lành , chống ô nhiễm.

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 5)

Quan sát hình vẽ và thảo luận xem không khí bị ô nhiễm sẽ gây những tác hại nào đến sức khỏe con người, đời sống của các động thực vật, sự hủy hoại dần những công trình xây dựng…

Từ đó nêu lên suy nghĩ và các biện pháp, cách bảo vệ không khí trong lành ( là nghĩa vụ của mỗi công dân cũng như của mỗi quốc gia trên hành tinh này).

Lời giải chi tiết

Bảo vệ không khí trong lành, chống ô nhiễm.

Không khí bị ô nhiễm sẽ gây những tác hại sau:

- Khói thuốc lá chưa nicotin, nicotin là chất gây ra bệnh ung thư phổi. Khi không khí bị ô nhiễm nicotin thì con người có nguy cơ mặc bệnh ung thư phổi.

- Khi nồng độ khí cacbonic vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho Trái Đất nóng lên, dẫn đến hạn hán, cháy rừng,…

- Khí thải công nghiệp như SO2,NO2 sẽ gây ra hiện tượng mưa axit, mưa axit làm phá hủy các công trình làm bằng đá thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này có thành phân chính là CaCO3) , sắt , thép,…

- Tầng ozon có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí, bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất tránh được tác hại của tia ngày. Khi không khí ô nhiễm chất CFC ( hay còn gọi là chất hàn được dùng trong công nghiệp làm lạnh) thì tầng ozon sẽ bị phá hủy, dẫn đến các bức xạ có hại sẽ chiếu xuống Trái Đất làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật, gây nên nhiều loại bệnh ung thư như ung thư da,…

-…………

Các biện pháp, cách bảo vệ không khí trong lành:

- Xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt , các phương tiện giao thông… để hạn chế mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO2,CO,SO… bụi, khói…

- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

- Không vứt rác thải bừa bãi mà phải tập kết đúng nơi quy định để có biện pháp xử lí cho phù hợp.

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

- Tận dụng sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng Măt Trời, năng lượng gió.

- Sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế hút thuốc lá…


Hoạt động 4 trang 27 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Sư cháy và sự oxi hóa chậm.

Quan sát hình vẽ ta có thể nhận xét sự cháy của chất trong không khí và trong oxi có gi giống và khác nhau.

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 6)

Lời giải chi tiết

+ Trong bài 24, chúng ra đã được học về tính chất của oxi, lưu huỳnh , photpho cháy mạnh trong khí oxi hơn là cháy trong không khí. Trong quá trình cháy kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng nên được gọi là sự cháy.

- Giống nhau: về bản chất đều xảy ra sự oxi hóa.

- Khác nhau: sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với khi cháy trong oxi, Vì trong không khí tỉ lệ khí oxi thấp hơn ( chỉ chiếm 21%) còn lại là nitơ nên nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy còn phải làm nóng khí nitơ hơn nữa mật độ tiếp xúc giữa chất cháy và khí oxi trong không khí cũng thấp hơn trong khí oxi.

+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Sự oxi hóa chậm thường xảy ra trong tự nhiên: Các đồ vật bằng gang, thép để lâu ngày bị gỉ sét, sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể động vật và sinh ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động.

- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 7)

Hoạt động 5 trang 28 - Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2

Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy

Lời giải chi tiết

- Điều kiện phát sinh tự cháy:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ( Rừng tràm U Minh thường tự bốc cháy vào mùa khô, do ánh sáng mặt trời làm nóng lớp than bùn có sẵn và dày đặc ở đây)

+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

- Biện pháp dập tắt đám cháy:

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với oxi.


Bài 1 trang 28 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Những bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp do phổi không hoạt động tốt như người bình thường sẽ được bác sĩ cho thở bình oxi ( oxi được nén ở áp suất cao). Em hãy giải thích vì sao bệnh nhân thở bình oxi sẽ tốt hơn là thở bằng không khí.

Lời giải chi tiết

Bệnh nhân thở bình oxi sẽ tốt hơn là thở bằng không khí vì trong không khí tỉ lệ oxi thấp hơn ( Chỉ chiếm 21%).


Bài 2 trang 28 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Cho một mẫu lưu huỳnh (có dư) cháy trong bình thủy tinh đậy kín chứa không khí. Sau khi cháy người ta thu được 237 ml chất khí không duy trì sự cháy.

a) Chất khí không cháy này gồm có những chất gì?

b) Thể tích không khí ban đầu trước khi mẫu lưu huỳnh bị cháy là bao nhiêu? Biết rằng khí oxi chiếm 21% thể tích không khí.

Lời giải chi tiết

a) Chất khí không cháy này gồm ; nitơ (N2), khí cacbonic (CO2), hơi nước (H2O)agon ( Ar), neon ( Ne),…

b) 

Tài liệu dạy học Hóa 8 tập 2 trang 25, 26, 27, 28, 29 (ảnh 8)

Bài 3 trang 29 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Chúng ta đều biết nếu lượng khí cacbonic ( CO2) trong không khí tăng cao vượt ngưỡng sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính và làm cho Trái Đất nóng lên.

Em thử nêu một vài biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng lượng khí cacbonic.

Lời giải chi tiết

Một vài biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng lượng khí cacbonic:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( Than, đá, dầu mỏ, xăng,..) và tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,..

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ( điện, xăng dầu, than , củi,..) cùng các tài nguyên ( nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản,..)

- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng.


Bài 4 trang 29 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Để hạn chế và dập tắt các đám cháy bằng xăng, dầu người ta thường dùng loại bình chữa cháy mà trong thành phần có chứa bột rắn không cháy và khí nitơ ở áp suất cao. Em hãy giải thích tại sao trong trường hợp này không nên dùng vòi phun nước để chữa cháy.

Lời giải chi tiết

Trong đám cháy xăng, dầu nếu dùng nước để dập thì do khối lượng riêng của xăng, dầu nhẹ hơn nước, xăng dầu nổi trên mặt nước, khiến diện tích đám cháy càng lan rộng.

⇒ không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu.


Bài 5 trang 29 - Tài liệu dạy học Hóa 8

Chúng ta đều đã biết nếu càng lên cao thì nhiệt độ sôi của nước càng giảm do áp suất của không khí càng giảm khi lên cao. Em có thể vận dụng kiến thức vừa được học về thành phần oxi trong không khí để giải thích hiện tượng càng lên cao thì áp suất không khí càng giảm được không?

( Gợi ý: Khối lượng phân tử của oxi lớn hơn nitơ nên càng lên cao, lượng khí oxi càng giảm)

Lời giải chi tiết

 Khi càng lên cao thì ham lượng oxi càng giảm vì oxi nặng hơn nitơ ( khối lượng phân tử của oxi lớn hơn khối lượng phân tử nitơ), dẫn đến mật độ không khí càng loãng, do đó khí càng lên cao thì áp suất không khí càng giảm.

icon-date
Xuất bản : 27/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022