logo

Tác giả - Tác phẩm: Sông Đáy (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Sông Đáy Ngữ văn 11 Cánh diều về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Nguyễn Quang Thiều


1. Tiểu sử

- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội)

- Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam

- Ông tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công

- Ông hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.


2. Đặc điểm nghệ thuật

- Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.


3. Tác phẩm chính

- Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991

- Mùa hoa cải bên sông, 1989

- Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992

Tác giả - Tác phẩm: Sông Đáy (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

- Ngôi nhà tuổi 17, 1990

- Cái chết của bầy mối, 1991

- Sự mất ngủ của lửa, 1992

- Người đàn bà tóc trắng, 1993

- Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991


II. Tác phẩm Sông Đáy


1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm


2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.

Tác giả - Tác phẩm: Sông Đáy (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

3. Nội dung chính

Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.


4. Tóm tắt tác phẩm

Bài thơ Sông Đáy là những vẫn thơ nói lên quan điểm của tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, biết ơn với quê hương và với người đã sinh ra mình. Tâm trạng của một đứa con nhân ngày trở về không chỉ có sự vui vẻ mà còn tràn đầy đau thương và nỗi buồn. Nỗi nhớ về những hình ảnh và con người gắn liền với con sông Đáy chảy xiết. Ngày xa quê hương là tâm trạng mong ngóng, nhưng ngày trở về thì mọi thứ đã thay đổi. Ở đó không còn hình ảnh về con sông Đáy và người mẹ tần tảo, mà giờ đây mẹ đã già thì con mới trở lại. Ta thấy được những cảm xúc trào dâng mãnh liệt qua tình hình ảnh bài thơ.


5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế

- Sử dụng nhịp thơ độc đáo

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng

>>> Xem thêm:

- Phân tích tác phẩm Sông Đáy (Ngữ Văn 11 Cánh diều)

- Soạn bài Sông đáy lớp 11 trang 40, 41 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn hệ thống những kiến thức trọng tâm về Tác giả, tác phẩm Sông Đáy. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 02/04/2023 - Cập nhật : 03/07/2023