logo

Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật bao gồm Giới thiệu tác giả Đoàn Giỏi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Đi lấy mật - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Đi lấy mật


I. Giới thiệu tác giả Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. 

Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam

Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Tác phẩm đầu tay Nhớ cố hương năm 1943 đã bắt đầu cho sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. Nhà văn Đoàn giỏi tập trung nhiều cho sự nghiệp của mình khi tập kết ra ngoài Miền Bắc. Nhiều những tác phẩm được ra đời, chủ yếu viết về con người và núi rừng Phương Nam.


II. Khái quát tác phẩm Đi lấy mật


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ chương 9 truyện Đất rừng phương Nam (1957) kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

- Vài nét về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam: 

+ Là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

+ Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ

+ Nội dung chính: Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ để giới thiệu Đất rừng Phương Nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang - Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài...

Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

2. Thể loại

Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều cách đa dạng.


3. Bố cục

Văn bản Đi lấy mật được chia thành 2 phần:

- Phần 1 (từ Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh … một lớp thủy tinh): Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của An

- Phần 2 (tiếp đến hết)


4. Tóm tắt Đi lấy mật

Chi tiết

Truyện kể về An là con nuôi của tía má Cò. Tía nuôi của An là một người rất cẩn thận và chu đáo, tâm lí với con cái, và 3 cha con đi vào rừng U Minh lấy mật và tác giả bật mí cách làm tổ cho loài ong mật. Đó là những trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ của An.

+ Kể về chỗ tìm cách gác kèo với những kinh nghiệm như hướng gió, đường bay của ong, chỗ ấm, ít gió, ít người qua lại

+ Kể về cách làm tổ ong: Chọn nhánh tràm non, to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật không bị chua; gác kèo làm tổ phải tỉa bớt xung quanh để khi lấy mật cho dễ.

+ Kể về thời gian đóng tổ: Giữa tháng mười một, như vậy cuối năm gặp mưa cành làm tổ sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống với các cành còn lại thì ong sẽ về làm tổ.

Siêu ngắn

Đoạn trích trên kể lại trong một lần An theo tía nuôi với Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Trên đường đi, An đã có nhiều trải nghiệm mới, độc và lạ ở nơi núi rừng Nam Bộ.


5. Giá trị Nội dung Đi lấy mật

Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ.


6. Đặc sắc nghệ thuật Đi lấy mật

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương


7. Tác phẩm Đi lấy mật

Buổi sáng, đất rừng thật lả yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh.  Anh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đâu hoa trảm qua một lớp thuỷ tình.

Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lũng lắng chiếc túi [....], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chả gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và đùng cái đầu mấu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên đề lây lôi đi. Thắng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mây gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tôi đã chen vào giữa, quẩy tròn ten một cái gùi bẻ mã má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rửng từ chiêu hôm qua. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.

Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thẳng Cò đi “ăn ong” ở đây! Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thế nào, nhưng tôi vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao. Những điều má nuôi tôi kể, trong các sách giáo khoa không thể nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chứng chung về xã hội loài ong, vẻ những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dấu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc. lắm mới đưa được con ong rừng vẻ nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ để đảng và bảo đảm hơn.

Trong kho tàng kinh nghiệm của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thấy giáo tôi kẻ, không thấy cỏ nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.

- Thôi, đừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thẳng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi! - Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.

Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu! Chúng tôi đã bơi xuồng đi từ lúc gà vừa gáy rộ canh tư. Thằng Cỏ thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giỏ nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là! 

Tía nuôi tôi ngôi tựa lưng vào một gốc cây ngái, nhỏ thuốc lá vào tẩu. Con chó săn trung thành bao giờ cũng ngôi bảo vệ bên chân chủ. Thắng Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kể miệng vào vỏ uống nước ừng te. Bỗng nó đặt vòi nước xuống, thúc vào lưng tôi:

- Đồ mày biết con ong mật là con nào

Hỏi xong, nó đưa tay trỏ lên phía trước mặt Tôi đảo mắt nhìn khắp nơi vẫn không thấy gì. Rừng cây im lặng quả. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm, vì không chú ý mả tôi không nghe chăng? 

Cao quá đầu tôi một với tay, có những chấm đen không nhúc nhích. Đó là ruồi xanh đang bay đứng. Ông ảnh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cảnh mỏng và đài. Bé như hạt khẻ, cứ lắc lư lắc lư từ đất nhoi lên vả đáp vào một cảnh ngải khô trên đậu tía môi tôi là điệu bay của con mối cánh.

- Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả

Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi

- Bây giờ máy cứ nhìn kỹ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trồng ấy thôi nhé. Nó tới liền bây giờ.

Đã lâu lắm mà sao tôi chưa thấy gì cả. Tôi vừa toan đứng dậy thì tia nuôi tôi đã đến cầm tay tôi trỏ lên

- Đó, con thấy nó chưa?

- Thấy rồi!

Tôi kêu khe khẽ. Ở, phải rồi! Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sử giả của bình minh này. Một con... hai con... ba con... Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong những tảng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những ngọn trảm cao, đang lướt qua một đàn li tỉ như nắm trâu bay, phát ra những tiếng kêu eo... eo... eo... eo... Tiếng kêu thật nhỏ, không chú ý theo dõi thì không thể nào nghe được.

Chúng tôi giở những nắm cơm vắt ra. Ăn xong, bấy giờ bỏng nắng mới bắt đầu lên. Gió cũng bắt đầu thôi rao rao theo với khôi mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng. rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dân dân biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương. ngọt lan ra, phảng phát khắp rừng. Mây con kỳ nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc đa lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hoá tím xanh,... Con Luốc động đây cánh mũi, ròn rén mò tới. Nghe đông tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát bổn chân, to hơn ngón chân cái kia, liên quật chiếc đuôi đải chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thi biển thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biển ra màu xanh lá ngái.

Chúng tôi tiếp tục đi tới một cải trảng rộng. Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bẫy chim hàng nghìn con vịt cất cánh bay lên. Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông, xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt... Những con chim nhỏ bay vủ vù kêu líu ríu lượn vòng trên cao một chốc, lại đáp xuống phía sau lưng chúng tôi.

- Chim đẹp quá, Cò ơi! - Tôi tặc lưỡi, kêu lên

- Thứ chim cỏ này mà đẹp gi!

- Ở đây chim nhiều quả. [... ]

- Thứ đỏ bỏ, không ăn thua gì đâu. May mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết

Nó nói một cách lơ là như vậy rồi cứ cắm củi đội cái thúng đi. Tôi muốn hỏi về cái “sân chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu mình gặp cái gì cũng hỏi thì nó sẽ khinh mình đốt, bèn im im đi tới.

[...] Tôi chẳng hỏi gì thêm, cứ lặng thinh. Nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt khó đăm đăm của tôi, cứ nắm tay tôi lôi đi, lại còn khoát tay ra hiệu bảo tôi đi thật khẽ

Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây trảm thấp. Tổ ong kia rồi!

Sự mừng rỡ làm tôi quên phắt cái bực mình vừa qua. Tôi lại hỏi

- Sao biết nó về cây này mà gác kèo?

- Thăng mau quên hé! Vậy chở mấy bữa nay, má nói gì cho mày nghe đó? - Nó chảnh môi ra cười hỉ hả, trông cái miệng thầy ghét quả

Tôi ngước nhìn tổ ong như cái thúng, lúc nhúc không biết bao nhiêu ong, dân dẫn nhớ lại lời má nuôi tôi kể:

- Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh! Biết con ong sẽ đóng tổ Nội dung câu chuyện của má y nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gửi... nuoi An. mật đâu! Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề  đây con ạ! - Má nuôi tôi đưa mắt trông ra những cảnh rừng tràm lờ mờ khuất sau những bụi cây bình bát dại mọc quanh hè, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: - Gió thổi có hướng, cây tốt cũng có vùng. Chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, minh mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, Đó là những chỗ “âm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào vả ít khí có những dấu chân người đi bắt rắn, người đốn củi lội đến.

- Kèo là gì, hở má?

- Ở, kẻo cũng là nhánh tràm thôi. Nó to cỡ cổ tay, mang nhiều nhánh con tua tủa vào quãng giữa. Minh chặt là một khúc đải non phước tây, một đầu có các nhánh con đừng làm cái mâu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bóng nắng kia! Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, để bị âm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải “rửa” bớt những nhánh chung quanh đẻ khi lấy mật khỏi vướng. Kẻo chặt vào khoảng giữa tháng, Mười một. Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị đao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Keo nào còn mùi sắt của con đao mới chặt thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ đâu.

- Coi bộ cũng không khó lắm hở má?

Má môi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành. Tôi cũng cười theo. Bà đằng chẳng, nói:

- Chẳng để đâu, con ạ! Nhiều người trở thành “dân ăn xong” đã năm mươi năm trong nghề, vậy mà gác kẻo xong tới mùa mật, mang gùi lên lưng vào rừng, lại mang gùi không trở về

- Ủa! Tại sao vậy, má?

- Định không đúng chỗ, đoản sai hưởng gió chứ sao!

Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây trảm tháp kia

[..] Tôi ngồi nhìn lên kẻo ong, thây nó cũng giống như những tổ ong trong sách vậy thôi. Nhưng có điều khác là không phải ngẫu nhiên mà nó đóng trên một cành cây nào đó. Chỉnh tía nuôi tôi đã định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tô... Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cải tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ côn vòng quanh miệng, quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ” làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ông có hai cái loa hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây. Người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sảnh, hình ống dải, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ. Ở Phi châu người ta đục ruỗng một khúc thân cây, vít kín hai đầu, chỉ chừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bên bằng rơm đủ kiểu, hình thủ khác nhan... Không có nơi não, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.

Những con ong vẫn nổi cánh nhau bay đi bay về trên tổ, trước mặt chúng tôi kia. Con nào cũng lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống. Người ta bảo rằng đó là vũ điệu báo hiệu của loài ong.

[..] Chúng tôi ngồi ăn cơm dưới một bụi cây tràm râm mát. Bóng nắng nghiêng. nghiêng rọi chếch xuống chỗ tôi ngồi. Mây con gầm ghì?' sắc lông màu xanh đang, tranh nhau với bẫy vẹt mỏ đỏ, giảng mổ những quả chín trên cây bỏ đẻ. Lâu lâu, vải ba trái quả vàng rụng rơi lộp bộp, lăn vào cạnh chân tôi như hòn bi.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam,

NXB Văn học, Hà Nội, 2015, tr.148 - 159)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức đoạn trích Đi lấy mật

Câu hỏi 1. Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.

Lời giải:

- Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”...

- Hành động: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp ; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng…

- Suy nghĩ: Những lời má nuôi kể, về thằng Cò…

- Trạng thái, cảm xúc: Mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong…

- Mối quan hệ với các nhân vật khác: Yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu…

=> An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.

Câu hỏi 2: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?

Lời giải:

- Tía nuôi của An là một người từng trải, hiểu biết nhiều và yêu thương con cái.

- Chi tiết tiêu biểu:

+ Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”.

+ Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”.

Câu hỏi 3: So sánh: Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. 

Lời giải:

- Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh:

Cách thuần hóa ong của người dân U Minh Cách thuần hóa ong ở các nơi khác
- Gác kèo sẵn cho ong về làm tổ

- Người La Mã làm tổ bằng đồng hình chiếc vại, đục thủng nhiều lỗ con quanh miệng và quanh đáy.

- Người Mễ Tây Cơ: Làm tổ ong bằng đất nung.

- Người Ai Cập nuôi ong trong tổ bằng sành hình ống dài xếp trồng lên nhau trên bãi cỏ.

- Ở Châu Phi: Đục rỗng thân cây, bịt kín hai đầu.

- Ở Tây Âu: Tổ ong lợp bằng rơm

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Đi lấy mật trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 23/09/2022