logo

Tác giả - Tác phẩm: Bầy chim chìa vôi (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Bầy chim chìa vôi bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Bầy chim chìa vôi - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Bầy chim chìa vôi


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều 

Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ. Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Tác giả - Tác phẩm: Bầy chim chìa vôi (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu.. Bên cạnh đó, ông còn là chủ biên của nhiều tờ báo khác có tiếng tăm trong làng truyền thông đại chúng ở Việt Nam.

Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt.

Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.

Ngoài giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước.

Thơ và truyện ngắn của ông đã được dịch in thành sách và đăng trên rất nhiều báo, tạp chí văn học  tại các quốc gia: Hoa Kỳ, Pháp, Austraylia, Ireland,  Nhật Bản, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thụy Điển, Malaysia, Thailand … và nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra ông là tác giả của 400 bài thuộc các thể loại báo chí: tiểu luận, phê bình, bút ký, phóng sự, tản văn, bình luận… với các bút danh: Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê … 

Ông cũng tham gia viết kịch bản điện ảnh và sân khấu. Nhiều kịch bản của ông đã được dựng thành phim. Tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô (phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998). Truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của ông cũng được đạo diễn Khải Hưng chuyển thể thành phim Lời nguyền của dòng sông, giành Huy chương Vàng Liên hoan Phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993.


II. Khái quát tác phẩm Bầy chim chìa vôi


1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích trong tập truyện Mùa hoa cải bên sông do Phương Nam Book và NXB Hội Nhà văn phát hành quý IV năm 2012.

- Vài nét về Mùa hoa cải bên sông

Đây là tên của tuyển tập truyện ngắn, trong đó có Truyện ngắn nổi tiếng  “Mùa hoa cải bên sông” của Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm này được viết cách đây 20 năm, đã được dựng thành phim “Lời Nguyền Của Dòng Sông” do Khải Hưng làm đạo điễn, từng đoạt giải vàng liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993.

Nguyễn Quang Thiều đã viết truyện ngắn này từ một câu chuyện có thật với một kết cục rất đau buồn! Chinh, tên nhân vật chính là một cô gái có thật. Chinh sống cùng gia đình trên chiếc thuyền. Họ không được phép lên bờ vì lời nguyền của cha cô. Nhưng cuối cùng cô đã lên bờ vì tiếng gọi của màu hoa cải vàng quyến rũ và bởi tiếng gọi của tình yêu với một chàng trai sống trong một xóm trại ven sông… Khi biết cô có thai, cha cô đã trừng phạt cô và đưa cả gia đình đi mất tích…Và theo lời Nguyễn Quang Thiều “70% của truyện ngắn này là sự thật”.

Tác giả - Tác phẩm: Bầy chim chìa vôi (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

2. Thể loại

Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.


3. Bố cục

Truyện ngắn được chia làm 3 phần

- Phần 1 (từ Khoảng hai giờ sáng … mùa sinh nở của chúng)

- Phần 2 (từ Mùa mưa năm nay … ông Hảo mà đi)

- Phần 3 (từ Trôi đến đoạn sông … Không em ứ chơi với anh nữa)


4. Tóm tắt

Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về cuộc phiêu lưu của hai anh em Mên và Mon, với tấm lòng nhân hậu, hai cậu bé quyết tâm đi cứu tổ chim chìa vôi vì mưa bão có thể bị nước sông nhấn chìm. Đến khi rạng sáng, khi nhìn thấy bầy chim non cất cánh bay lên từ bãi cát giữa sông, hai anh em Mên và Mon cảm thấy xúc động, vui vẻ khó tả


5. Tác phẩm Bầy chim chìa vôi

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đây? Mày không ngủ à? - Thắng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức đây từ lâu lắm rồi

- Anh bảo mưa có to không?

- Lại chẳng to. Thế mày không nghe thấy gì à?

- Nhưng anh bảo nước sông lên có to không?

Bây giờ phải ngập đền cánh bãi dưới rồi

- Thế anh bảo.

- Bảo cái gì mà bảo lắm thế ~ Mên gắt em nó.

- Em bảo Mon ngập ngừng. - Thể cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?

Ừ nhỉ. - Giọng thằng Mên chợt thảng thốt. - Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi.

- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất

- Tao cũng sợ

- Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?

Chim thì bơi làm sao được. Mày làm chim chìa vôi cứ như vịt ấy.

Chìa vôi loài chim nhỏ như chim sẻ, lông đen, đuôi và cánh có vệt trắng, thường sống gần các nguồn nước.

Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn đạo đã rách nhiều chỗ thì thảm nói chuyện. Bên ngoài mưa vẫn to. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy:

- Chiều qua em theo bố đi kéo chũm” ở gần công sông ấy.

- Thế thì sao?

- Bố bảo chỉ có ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Sao nó lại không làm tổ ở trên bờ hả anh?

- Tao không biết

[...] Hai đứa bé nằm im, nhưng không ngủ.

Có lẽ bố chúng nó nói đúng. Chỉ ở khúc sông lảng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thẻ. Thói/quen làm tổ và đẻ trứng Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một  đãi cát. Sau một thời gian, những đám rong sống tốt bời bời héo dần làm thành một lớp đệm trên cát. Vào lúc đó, đc con chim chìa vôi mảnh khánh và ít lời từ hai bờ sông bay ra bãi cát. Chúng tìm những đảm rong khô và giày đế đẻ trứng. Khi những con chữ chìa vôi đã đủ lông cánh cũng là lúc có những, đám mây lạ từ dãy núi đá vôi Hòa Bình bay vẽ báo hiệu mùa mưa. Những tiếng sắm. sau mỗi đêm lại chuyển dân từ một chân trời xa về bên kia sông.. Và bất chợt một đêm não gân sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà vả mưa ném xuống. Con sông Đáy cựa mình lớn lên. Chỉ sau đăm đèn, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ. Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát thì những con chim chìa vôi non lần đầu tiên trong đời đập cảnh bay lên. Những con chim bẻ bóng bứt khỏi dòng nước không, lỗ bay vào bờ. Và đến mùa khô sang năm chúng lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở của chúng. [... ]

Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa liên miên và nước sông đang lên rất nhanh

- Anh ơi! - Thằng Mon lại thì thảo gọi

- Gì

- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay tử bãi cát vào bờ bao giờ chưa? 

- Chưa 

- Tổ chim sẽ bị chìm mất

Thằng Mên nằm im lặng không trả lời em nó. Lâu sau nó hỏi

- Thế làm thế nào bây giờ?

- Hay mình mang chúng nó vào bờ

- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra đây được

- Em không biết

Hai đứa bé lại nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phên cửa liệp cành cạch.

- Chiều qua bố kéo chữ được một con cá mãng,

- Thế mà cũng khoe, ai mà chẳng biết

Cả một con cá bồng rất to và đẹp. Em lấy trộm con cá bống

- Thế để đâu rồi? - Thắng Mên quay sang phía em nó hỏi

- Em thả vào chỗ công sông rồi. Anh bảo đầy có phải là con bống ở hốc cằm sảo đỏ dưới bên không?

- Mày có nhìn thấy cái chấm đen to ở vây nó không?”

- Em không nhìn. Chiểu vẻ đỗ giỏ cá ra chậu, bố kêu mắt con bống. Bồ bảo cỏ khi con cá măng ăn con bồng rồi. Bố bảo mẹ mô con mang ra xem có con bồng trong bụng nó không

- Hi hi. - Thằng Mến bật cười khoái chí.

- Cái hộc cắm sảo đồ ngập bủm? rồi anh nhỉ?

- Ngập tử chiều hôm kia rồi. Ngập đến mái nhà con bông cũng chẳng sợ.

- Anh ơi

- Gi?

- Tổ chim ngập mật anh ạ. Minh phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ.

- Đi bây giờ hả? - Thằng Mên hỏi sau một phút im lặng

- Vâng, cứ lấy đò của ông Hảo mà đi. [... ]

Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng chúng chừng gần hai cây số con đò mới tạt được vào bờ.

- Vào bỏ rơi anh ơi. - Thằng Mon kêu lên sung sướng.

- Chứ còn sao. - Lúc này giọng thăng Mên tỏ vẻ rất người lớn. - Nào xuống đỏ được rồi đây.

Hai anh em thằng Mên lập cập tụt khỏi đó

- Mình để đò lại đây hả anh? 

- Phải kéo vẻ bên chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày

Thắng Mên quấn cải dây buộc đồ vào người nó và gò lưng kéo. Phía sau, thằng Mon lội bì bõm đây.

- Cái đải cát chưa chim đâu anh nhỉ?

- Chắc là chưa

Khi hai đứa bé đưa được con đò trở về chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Chủng vội vã tìm cách buộc đò lại. Rồi ngay sau đó, cả hai đứa bé không nói gì và cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với đãi cát

- Anh cỏ nhìn thấy gì không?

- Tao chưa nhìn thấy, còn tôi lắm.

- Thể anh bảo đã ngập hết chưa?

Đề tao nhìn xem. - Thằng Mên nói và ngồi thụp xuống. Nỏ căng mắt nhìn sát mặt sông.

- Ướt cảnh, chim nó có bay được không?

- Mây lội ra đây mà hỏi

- Anh ơi, cỏ khi bố đậy rồi đấy

Sau câu nói của thằng Mon, cả hai đứa trẻ bắt đầu thấy sợ. Từ phía ngôi nhà của chúng ở chân đê vọng lại tiếng người lớn gắt gỏng điều gì mắt nhìn ra giữa dòng sông. Trời đã sáng.

- Anh ơi, kia kia, bãi cát. - Thằng Mon chợt kêu lên

- Ừ, đúng rồi. Vẫn chưa ngập hết. Còn bằng cái mũ thôi

- Anh bảo bây chim còn ở đó không?

- Không biết. Nhưng bố bảo khi nước vừa ngập hết thì chim mới bay lên

- Sao chúng lại không bay trước?

- Làm sao mà tao biết được

Khi ánh bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, thì cũng là lúc dòng nước không lồ nuốt chửng phần còn lại cuối cùng của dải cát. Vả trong mắt hai đứa trẻ, một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước không lồ bay lên. Hai đứa bé không kêu lên được một tiếng nào. Người chúng như đang ngủn ngụt toả hơi nóng.

Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, con chim bổi và chim mẹ lại dẫn bẫy chim non tránh nước lên theo đến đỏ. Cứ như thể chúng tiền dân đến phần cao nhất của đải cát. Và cứ thể bảy chim non nhảy lò cỏ trên những đôi chân mảnh đẻ chưa thật cứng cáp và đập cảnh suốt đêm. Chim bồ và chim mẹ vừa đập cánh theo đàn con vừa dẫn chúng đi. Hình như chúng biết chính xác khi nào thì đàn con chúng mới đủ sức để nâng mình lên khỏi mặt đất một cách đảm bảo. Nếu bảy chim con cất cảnh sớm hơn, chúng sẽ bị rơi xuống dòng, nước trên đường từ bãi cát vào bờ. Vả nếu chúng cất cánh chậm một giây thôi, chúng, sẽ bị dòng nước cuốn chìm

Và bây giờ bẫy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày vả mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim như đuối sức. Đôi cánh của nó chợt như dừng lại, nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xoè rộng đôi cảnh lượn quanh đứa con và kêu lên Nhưng khi đôi chân mảnh đẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tắm thần bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cảnh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng bảy chim non đã thực  hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kỳ vĩ nhất trong đời chúng. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm đứa đại bờ sông.

Hai anh em thằng Mên vẫn đứng không nhúc nhích.

Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hừng lên ánh ngày. Thằng Mên lặng lẽ quay lại nhìn em nó. Và cả hai đứa bé nhận ra chủng đã khóc từ lúc nào.

- Tại sao mày lại khóc? - Thằng Mên hỏi.

- Em không biết, thế anh?

Hai anh em thằng Mến nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu. Rồi bỗng cả hai đứa cùng quay người và rướn mình chạy về phía ngôi nhà của chúng. Được một đoạn, thằng Mon đứng lại thở và gọi

- Anh Mên. anh Mên. Đợi em với. Không em ứ chơi với anh nữa.

(Nguyễn Quang Thiều, Mùa hoa cải bên sông,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr.136 - 146)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức truyện ngắn Bầy chim chìa vôi

Câu hỏi 1: Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

Lời giải:

- Điều mà hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông là việc những con chim chìa vôi non có thể sẽ bị chết đuối.

- Sự lo lắng của hai anh em được thể hiện rõ nhất thông qua cuộc trò chuyện của hai anh em lúc nửa đêm: khi nghe Mon hỏi “Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?” thì giọng của Mên “chợt thảng thốt”, rồi Mon lại nói “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất” thấy vậy Mên cũng bảo “Tao cũng sợ”. Cũng chính vì lo lắng cho những chú chim chìa vôi con mà cả hai anh em “không ngủ”.

Câu hỏi 2: Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

Lời giải:

Mên và Mon đã khóc khi nhìn thấy những chú chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên. Hai anh em khóc vì thấy xúc động và đây là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của niềm vui. Bởi những chú chim chìa vôi vẫn còn an toàn và đặc biệt hơn là việc hai anh em được tận mắt chứng kiến những chú chim chìa vôi con “đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng.”

Câu hỏi 3: Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?

Lời giải:

Học sinh trả lời dựa vào ấn tượng cá nhân. Ví dụ:

(1) - Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết con chim non suýt thì ngã xuống nước, nhưng nó đã đập một nhịp quyết định, vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

- Em ấn tượng với chi tiết đó vì nó nói lên nghị lực phi thường của một con chim non, từ đó em nhìn về cuộc sống của con người, chúng ta cũng cần có những nghị lực để vươn lên, v.v...

- Em ấn tượng với chi tiết đó vì tác giả đã để cho cái kết trở nên tươi sáng và đẹp đẽ, hướng người đọc vào những điều đẹp, thiện ở tương lai.

(2) - Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết gương mặt của hai anh em Mên - Mon tái nhợt vì nước mưa hửng lên ánh ngày.

- Em thích chi tiết đó vì sự tái nhợt đi là do hai anh em đã lo lắng cho bầy chim đến mất ngủ, phải chạy ra ngoài bãi cát để xem chúng có ổn không, còn "hửng lên ánh ngày" là sau khi nhìn được bầy chim đã vào bờ an toàn, hai anh em cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ. Chi tiết đó đã nói lên tình cảm của hai anh em Mên - Mon đối với bầy chim chìa vôi.

Câu hỏi 4: Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau:

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

Lời giải:

Lời người kể chuyện

- "Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:".

- "Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.".

Lời nhân vật

- "Anh Mên ơi, anh Mên!"

- "Gì đấy? Mày không ngủ à?"

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Bầy chim chìa vôi trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022