logo

Tác giả - Tác phẩm: Gò me (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Gò me bao gồm Giới thiệu tác giả Hoàng Tố Nguyên và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Gò me - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Gò me


I. Giới thiệu tác giả Hoàng Tố Nguyên

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên sinh ngày 30.8. 1929, mất ngày 30.6.1975, có tên thật là Lê Hoàng Mưu. Quê gốc : tỉnh Tiền Giang. Sinh ở Sài Gòn, nay là TP Hồ Chí Minh. Năm 1945, Hoàng Tố Nguyên tham gia bộ đội, là cán bộ thông tin rồi Trưởng ban tuyên truyền, cán bộ Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Thủ Dầu Một, lần lượt làm biên tập viên báo Cứu quốc Nam Bộ, báo Vì Chúa – Vì tổ quốc. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn nghệ (1954 – 1956), Ủy viên thường trực Ban đại diện văn nghệ Nam Bộ (1956 – 1957). 1957 – 1959 : ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. 1959 – 1969 : là biên tập viên báo Độc lập. Năm 1969 – 1973 : ông công tại Ty văn hóa Hà Tây. 1973 -1975: ông công tác tại Hội văn nghệ Thái Bình.

Tác giả - Tác phẩm: Gò me (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Thơ Hoàng Tố Nguyên được bạn đọc chú ý từ 1955. Giọng thơ đằm thắm, ân tình của ông đã để lại ấn tượng khá sâu đậm trong tình cảm người đọc. Đất nước. (1955), Gò Me (1957) là tiếng lòng tha thiết, gắn bó sâu nặng với một vùng quê đã trở thành máu thịt. Những hình ảnh, màu sắc, phong cảnh và con người quê hương lần lượt hiện lên qua những ký ức, những kỷ niệm mang một sắc thái riêng, rất Nam Bộ. 

Tác phẩm:

- Từ nhớ đến thương (Thơ, 1950)

- Gò me (Thơ, 1957)

- Quê chung (Thơ, 1962)

- Gửi chiến trường chống Mỹ (Thơ, 1966)

- Từ nhớ đến thương (Thơ, 1977)


II. Khái quát tác phẩm Gò me


1.Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 - thời kì đất nước bị chia cắt. Gồm 13 bài, xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn, tạo nên tên tuổi Hoàng Tố Nguyên. Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả.


2. Thể loại

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.


3. Giá trị Nội dung 

Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.

Tác giả - Tác phẩm: Gò me (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

4. Đặc sắc Nghệ thuật 

- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ

- Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc


III. Sơ đồ tư duy bài thơ Gò Me

Tác giả - Tác phẩm: Gò me (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Gò Me

Câu hỏi 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Lời giải:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vô cùng sinh động và gần gũi:

- Không gian: Được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông (bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng).

- Âm thanh: Sống động, giàu nhạc điệu (âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá,…)

- Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

→ Gò Me được hiện lên như một bức tranh thiên nhiên sống động, hòa phối nhịp nhàng giữa hình ảnh và âm thanh độc đáo.

Câu hỏi 2: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao? 

Lời giải:

– Trong bài thơ Gò Me em rất thích hình ảnh: 

“Con đê cát đỏ cỏ viền Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. 

Ruộng vây quanh,bốn mùa gió mát 

Lúa làng keo chói rực mặt trời” 

Và 

“Những chị, những em má núng đồng tiền 

Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên 

Véo von điệu hát cổ truyền “

- Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me 

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”. 

– Em thích hình ảnh thứ nhất vì nó mở ra một không gian rộng mênh mông, thoải mái với con đê, cỏ xanh, lúa vàng, gió mát… tất cả tạo nên một bức tranh quê rất yên ả, thanh bình khiến cho con người cảm thấy yêu thích và luôn muốn sống ở một nơi như vậy. 

– Ở hình ảnh thứ 2, tác giả đã miêu tả về những người con gái Gò Me không chỉ xinh đẹp, duyên dáng, thanh lịch, chăm chỉ, khéo léo mà còn có giọng hò rất ngọt ngào. Những người con gái này cũng chính là những người làm tô thêm vẻ đẹp cho mảnh đất và con người vùng đất Gò Me – quê hương của tác giả.

Câu hỏi 3: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Lời giải:

- Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

=> Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú

Câu hỏi 4: Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

 “Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

Lời giải:

Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ dẫn 2 lần câu hò khiến em thấy được tình cảm sâu nặng của tác giả đối với con người và thiên nhiên ở quê hương mình, đồng thời cũng thấy được Gò Me là một vùng đất giàu văn hóa dân gian, con người chăm chỉ, miệt mài trong lao động.

Câu hỏi 5: Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Lời giải:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất sinh động và chi tiết. Gò Me được hiện lên từ vị trí địa lý là gần biển rồi tiếp tục được hiện lên với các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả như: ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… Tất cả đã tạo lên một bức tranh quê sinh động, đầy màu sắc với sức sống tràn trề, tươi vui.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Gò me trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022