Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Biết người, biết ta bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Biết người, biết ta - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7
Biết người, biết ta
In trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu
- Phần 1: 2 câu đầu: con châu chấu đá cỗ xe
- Phần 2: 2 câu tiếp: con sắt đập ông Đùng
- Phần 3: Còn lại: trăng và đèn
Câu 1: Nói về con châu chấu bé nhỏ đá cỗ xe tưởng chừng không lung lay nhưng mà kết quả lật đổ được xe
Câu 2: Nói về con sắt nhỏ bé nhưng có thể đập ngã ông Đùng là nhân vật khổng lồ, đắp chiếu lồng cồng dù đắp mười chiếc chiếu cũng lạnh
Câu 3: Nói về trăng và đèn tự cao ta sáng hơn cả
Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..
- Thể thơ lục bát
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
Câu hỏi 1: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?
Lời giải:
Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh…
Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3
Lời giải:
Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.
Câu hỏi 3: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản 1 và 2
Lời giải:
- Biện pháp nói quá
- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Biết người, biết ta trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!