logo

Tác giả - Tác phẩm: Bài học từ cây cau (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Bài học từ cây cau bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Học và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Bài học từ cây cau - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Bài học từ cây cau

I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Học 

Ông sinh năm 1890, quê ở làng Hoạch Trạch (làng Vạc), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ ông đã học cả Hán học lẫn Tây học. Năm 17 tuổi ông tốt nghiệp trường Thông ngôn, sau đó ông dạy ở trường tiểu học Bờ sông, Hà Nội. Ông còn dạy ở trường Bưởi, trường Sỹ hoạn (hậu bổ), trường Sư phạm...

Sau đó, ông làm Thanh tra các trường sơ học và phụ trách Tu thư cục của Nha học chính. Ông còn làm Hội trưởng Hội ái hữu các nhà giáo, thành viên Khai Trí Tiến Đức, Cổ Kim Thư xã.

Năm 1934, Nguyễn Văn Ngọc được bổ nhiệm đốc học tỉnh Hà Đông, ông tham gia thành lập Hội Phật giáo Bắc Việt và góp sức xây dựng chùa Quán Sứ thành Hội quán trung ương. Hơn 30 năm làm giáo học, ông đã sưu tầm, biên soạn nhiều sách giáo khoa, sách nghiên cứu văn học có giá trị. Ông đặc biệt say mê nền văn hoá dân gian, đã giành cả cuộc đời để sưu tầm, khai thác và phổ biến nền văn học dân gian. Ông mở hiệu sách là Vĩnh Hưng Long thư quán tại 51 Hàng Đường, Hà Nội, chủ yếu là để bán sách của ông viết ra.

Ông còn là một trong những người có công trong việc bảo tồn sân khấu dân gian. Ông cùng người anh cả là nhà trí thức yêu nước Nguyễn Trọng Oánh và ông Đỗ Thập đã lập nên sân khấu Sán nhiên đài, là rạp hát chèo đầu tiên trên sân khấu hộp ở Hà Nội.

Nguyễn Văn Ngọc mất ngày 26 tháng 4 năm 1942. Vì những đóng góp to lớn cho nền văn hóa dân gian, tên của ông được đặt cho hai con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Con gái ông là bà Nguyễn Thị Hy, sinh năm Quý Sửu (1913). Bà từng làm con dâu học giả Phạm Quỳnh, sau này kết hôn với nhà cách mạng Trần Huy Liệu.


 II. Khái quát tác phẩm Bài học từ cây cau


1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020

Tác giả - Tác phẩm: Bài học từ cây cau (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

2. Thể loại

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.


3. Bố cục 

Văn bản gồm 2 phần 

- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau

- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau


4. Tóm tắt

Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau


5. Giá trị nội dung

Những bài học của người ông về hàng cau 


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


7. Tác phẩm Bài học từ cây cau

Trước và sau ngôi nhà tổ của tôi đều có cau. Phía trước nhà, cau được trồng khi ông bà mới sinh bố tôi. Hàng cau sau nhà được trồng cùng năm bố tôi lập gia đình. Ông tôi chỉ là người nông dân thuần túy nhưng lại vô cùng yêu những nét đẹp bình dị. Bởi thế, ông luôn chăm chút cho không gian quanh nhà. Nhà phải năm gian, hai chái, lợp ngói mũi hài cổ. Ông bảo, ngôi nhà nông thôn chỉ đẹp khi có sự hài hòa bởi khoảng xanh. Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoảng trữ tình mướt mát để làm nên sự hài hòa ấy.

Sau này, ông tôi dựng nhà riêng cho bố tôi ở mé phải ngôi nhà chính. Ông cũng bố trí những khoảng có thể trồng được cây xanh, vừa lấy bóng mát, vừa tạo kiến trúc cho ngôi nhà thi vị. Bây giờ thì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê. Đó là khối tài sản tôi thấy tự hào.

Mỗi người trong gia đình tôi đều gắn bó với cây cau một cách tự nhiên. Tự nhiên và thân thuộc như người tình thân. Thân thuộc bởi vì ngày nào cau cũng hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và trong nhiều sinh hoạt văn hóa. Vì yêu cau nên yêu cả dáng thẳng của cau, yêu những tàu lá, chiếc mo, yêu hương hoa thơm ngát, yêu những tổ chim trú ngụ bình yên ở đó. Ông tôi chính là người đã gieo vào lòng bố tôi và các chú, rồi lại gieo vào thế hệ tôi tình yêu quê nhà, yêu những ngõ cau mộc mạc, những sân phơi có bóng cau nghiêm trang. Có lần ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”. Bố tôi trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”. Ông lại hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”. Tôi thưa: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lý của ông phải không ạ?”. Ông tôi gật đầu, cười. Tôi liền hỏi lại ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”. Ông điềm nhiên trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”.

Thế đó, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Điều đó làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người đều có một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, dù là nhổ cỏ, bắt sâu hay chỉ là dắt trâu ra đồng cày ruộng.

Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”. Tức thì từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra. Tôi lại hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào. Vậy cau có gì cho tuổi thơ tôi? Phấn hoa cau rụng xuống. Chiếc mo cau rơi như thả một nốt nhạc. Tôi chợt nhớ tới trò kéo xe bằng mo cau. Ngày xưa mỗi khi có chiếc mo cau là cái tàu lá khô rụng, hai chị em tôi thường dùng chơi cùng nhau. Tôi và chị thay nhau ngồi ở phần bẹ, rồi lại thay nhau cầm phần đầu của lá để kéo, rồi reo hò cười nói giòn tan.

(Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Bài học từ cây cau (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng tác phẩm Bài học từ cây cau

Câu hỏi 1: Trong đoạn văn cuối, từ câu "Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: "Ở trên đó cau có vui?" đến hết văn bản, nhân vật xưng "tôi" trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

Lời giải:

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận nhưu vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình

Câu hỏi 2: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đinh của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,..."?

Lời giải:

Theo em, cây cau đặc biệt ở điểm nó mọc thẳng tắp, cao vút lên trên bầu trời. Chính nhờ đặc điểm đó đã khơi gợi mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc.

Câu hỏi 3: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?

Lời giải:

Vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Bài học từ cây cau trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022