logo

Tác giả Huỳnh Lý - Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 13 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh bao gồm Giới thiệu tác giả Huỳnh Lý và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Khái quát về tác giả Huỳnh Lý

- Nhà giáo nhân dân Huỳnh Lý sinh ngày 5 - 6 - 1914

- Quê quán: Làng Kim Bồng, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

-  Thuở nhỏ học ở Hội An, rồi học trung học ở Quy Nhơn và Trường Trung học Bảo Hộ ở Hà Nội. Năm 1936 ông thi đỗ Tú tài bản xứ và Tú tài Pháp. Thời học sinh, Huỳnh Lý rất được bạn bè vị nể và các thầy mến vì tính ham học, thông minh và đặc biệt có trí nhớ rất tốt. Mảnh đất Quảng Nam nổi tiếng là sản sinh nhiều danh sĩ, trong số đó có những nhà chí sĩ hàng đầu của phong trào yêu nước hồi đầu thế kỉ XX, như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Tiếp thu được nhiều nét tinh hoa của quê hương, nhất là truyền thống văn chương, tinh thần hiếu học và lòng yêu nước, Huỳnh Lý đã lựa chọn cho mình con đường vào đời là hoạt động giáo dục và văn chương. 

- Năm 1940, ông bắt đầu dạy ở Trường Trung học tư thục Viên Minh, Hội An, đồng thời viết báo, viết kịch.


II. Tìm hiểu về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh


1. Xuất xứ

Theo Huỳnh Lý, Văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 1994


2. Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh


3. Thể loại

Truyện truyền thuyết


4. Giá trị nội dung

Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.


5. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tác giả Huỳnh Lý - Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 13 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Một số mẫu tóm tắt tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh

Mẫu 1

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết hiền dịu. Nhà vua hết mực thương yêu nàng và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là chúa vùng non cao, người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người là vua vùng nước thẳm, người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Vua Hùng đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ, lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Mẫu 2

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Cả hai đều tài năng khiến vua Hùng không biết lựa chọn, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương. Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương về. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh sức lực đã kiệt, phải rút quân. Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng Thủy Tinh đều bị thua trận.

Mẫu 3

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng. Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh - vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ. Cuối cùng, vua yêu cầu cả hai chuẩn sính lễ, ai mang đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. Gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến, lấy được Mị Nương. Còn Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Hai bên giao chiến suốt mấy tháng, cuối cùng Thủy Tinh bại trận.


V. Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.

Lời giải:

Suy nghĩ, cảm xúc của Thủy Tinh sau khi thua trận: Thất vọng, tức giận và không chấp nhận thua cuộc, quyết tâm tìm cách trả thù.

Câu hỏi: Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?

Lời giải:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.

- Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

=> Lễ vật đều là những đồ vật khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.

Câu hỏi: Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

Lời giải:

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng thiên nhiên lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời truyện đã suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (Thần núi Tản Viên trở thành con rể của vua). Qua đó thể hiện sức mạnh đoàn kết và tinh thần quyết tâm chinh phục thiên nhiên.

Câu hỏi: Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?

Lời giải:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh lý giải hiện tượng lũ lụt.

Tác giả dân gian cho rằng do oàn nặng thù sâu mà hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, khiến cho nước ngập khắp mọi nơ, gây ra lũ lụt.

Câu hỏi: Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?

Lời giải:

- Lý do Sơn Tinh phải giáo tranh với Thủy Tinh: Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương về.

- Sơn Tinh là người thắng cuộc.

- Sơn Tinh được xem là anh hùng vì đã ngăn chặn được dòng nước lũ, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Sơn Tinh cũng chính là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc khắc phục thiên tai, bảo vệ cuộc sống.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022