logo

Tác giả Bùi Đình Phong - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trang 90 Ngữ Văn 6 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập bao gồm Giới thiệu tác giả Bùi Đình Phong và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập - SGK Văn 6 Cánh Diều

Tác giả - Tác phẩm: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Tác giả Bùi Đình Phong - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trang 90 Ngữ Văn 6 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

I. Đôi nét về tác giả Bùi Đình Phong

- Tên: Bùi Đình Phong (1950)

- Quê quán: Hà Tĩnh

- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.


II. Khái quát tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Theo baodanang.vn


2. Bố cục

- Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ 

- Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập”

- Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”


3. Giá trị nội dung

Văn bản thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian. Qua đó, người đọc có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.


4. Thể loại

- Văn bản thông tin


5. Nghệ thuật

- Tác giả Bùi Đình Phong đã thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian để cung cấp cho người đọc tin tức chính xác, thuyết phục nhất về sự kiện này.


6. Phương thức biểu đạt

- Nghị luận


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Tác giả Bùi Đình Phong - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trang 90 Ngữ Văn 6 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng


1. Chuẩn bị

Câu hỏi: Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Thời điểm: Thứ bảy 2/9/1945

- Địa điểm: Quảng trường Ba Đình

- Thời điểm đó có ý nghĩa tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu hỏi: Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc, thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

Lời giải:

Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc, thông tin ấy được nêu ở phần 2 của văn bản

Câu hỏi: Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?

Lời giải:

- Những mốc thời gian, sự kiện được nhắc đến trong văn bản:

+ 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân trào

+ 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội

+ 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang

+ Sáng 26/8/1945: Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

+ 27/8/1945: Bác tiếp các Bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị

+ Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

+ 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập

+ 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn độc lập

+ 14 giờ ngày 2/9/1945: chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu hỏi: Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự đấy đày dòng, hình ảnh âm thanh trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?

Lời giải:

Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.

Câu hỏi: Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?

Lời giải:

- Sự kiện được thuật lại: việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó để người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945


2. Đọc hiểu

Câu hỏi: Chú ý ngày đăng tải bài viết.

Lời giải:

Bài viết đăng tải trước 1 ngày nhân kỉ niệm 73 năm ngày Bác đọc Tuyên ngôn độc lập.

Câu hỏi: Phần in đậm ( sa pô của bài báo có tác dụng gì)

Lời giải:

Tác dụng của phần sa pô:

- Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

- Tóm tắt nội dung bài viết

- Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

Câu hỏi: Quan sát hai bức ảnh.

Lời giải:

- Ảnh 1: hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trịnh trọng tuyên bố với hàng triệu người dân Việt Nam về nền độc lập của dân tộc.

- Ảnh 2: hình ảnh trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình – nơi diễn ra ngày hội lớn.

Câu hỏi: Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

Lời giải:

Phần 1 cung cấp thông tin: Bác đề nghị được có cuốn Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ

Câu hỏi: Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2?

Lời giải:

Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần 2:

- Cuộc họp trung ương Đảng sáng ngày 26-8-1945 và sự chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập

- Đưa ra đề nghị vào đầu tháng 9 ra mắt Chính phủ và đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 28,29/8 Bác tự tay đánh máy soạn thảo bản Tuyên Ngôn độc lập.

- Ngày 30,31/8, Bác trao đổi và bổ sung một số điểm vào văn bản.

Câu hỏi: Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3

Lời giải:

14 giờ ngày 1945, tại quảng trường Ba đình, chủ tịch HCM đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa


3. Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi: Văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Lời giải:

- Sự kiện thuật lại của văn bản: sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945

- Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.

Câu hỏi: Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Lời giải:

Nội dung chính của từng phần:

- Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ

- Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập

- Phần 3: 2/9/1945 Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu hỏi: Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản ( tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian Thông tin cụ thể
22-8-1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội
   
   
   

Lời giải:

Mốc thời gian Thông tin cụ thể
4/5/1945 HCM rời Bác bó về Tân trào
22/8/1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội
25/8/1945 Bác vào ở nội thàng, ở tâng 2 nhà 48 Hàng Ngang
Sáng 26/8/1945 HCM triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập
27/8/2945 Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị
Ngày 28 và 29/8/1945

Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

 

30/8/1945 Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập
31/8/1945 bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập
14 giờ ngày 2/9/1945 chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu hỏi: Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa và thu hút người đọc

Câu hỏi: Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Lời giải:

Em thấy thông tin về thời gian trong văn bản là cần phải chú ý nhất. Vì cần văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn.

Câu hỏi: Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập".

Lời giải:

Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 1945

Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản HCM và " Tuyên ngôn Độc lập" nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6 (Cánh diều)

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 18/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022