logo

Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay; nhận xét về ngôn ngữ sử thi

Câu hỏi: Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.

Lời giải

Lối nói quá và cách ví von được sử dụng tập trung khi miêu tả múa khiên và ngoại hình của Đăm Săn. Cụ thể: 

- “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây’.

- “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên kenh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

- “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc”.

=> Tác dụng: nổi bật lên sức mạnh hơn người, tài năng múa khiên vượt bậc của Đăm Săn.

Ngôn ngữ sử thi: sử dụng ngôn từ địa phương đậm không gian Tây Nguyên, lời văn có sự hào hùng, oai phong.

Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay; nhận xét về ngôn ngữ sử thi

>>>Xem trọn bộ: Bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây SGK 10 trang 39, 40, 41, 42 - Văn Chân trời sáng tạo

Biện pháp nói quá và ngôn ngữ sử thi

* Biện pháp nói quá

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

Để nhận ra biện pháp nói quá cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).

Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, bầm gan tím ruột, mệt đứt hơi, đói rã họng, vỡ mặt, lo sốt vó, người đen như cột nhà cháy, nói như rồng leo…

Trong văn chương, nói quá thường thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.

Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.

* Ngôn ngữ sử thi

- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.

- Nội dung: Một thiên tự sự rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá khứ của một cộng đồng, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật:

+ Những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần.

+ Nhân vật chính trong các sử thi thường là những người anh hùng có công lao với cộng đồng.

+ Thời gian trong sử thi thường là thời gian của quá khứ; không gian trong sử thi thường là không gian chiến trận.

+ Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính và thiêng liêng.

+ Sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian (phóng đại, ước lệ…)

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022