Việc thực dân Pháp xâm lược nước ta và biến nước ta thành thuộc địa của chúng đã làm cho những người dân Việt Nam phải sống trong cảnh nghèo đói lầm than. Vậy sự kiện nào đã đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam? Mời các bạn trả lời câu hỏi sau cùng Top lời giải nhé!
A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết
C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế
D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là: Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
Giải thích:
Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn toàn xâm lược Việt nam là hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết, công nhận Việt Nam hoàn toàn là thuộc địa của Pháp, phụ thuộc nước này cả về kinh tế, chính trị và quân sự.
- Lý do loại trừ A
Việc triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp là nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất
Nội dung chính của Hiệp ước Nhâm Tuất là triều đình Huế phải cắt nhượng chủ quyền 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hòa và Định Tường (Pháp gọi là Mỹ Tho)) cùng Côn Đảo (Poulo Condor) cho nước Pháp, cùng với những thỏa thuận về tự do hành đạo, thông thương, bồi thường chiến phí… Biến 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa thay vì xứ bảo hộ, Bonard đã trái ý của Pháp hoàng và đặt các bên vào sự đã rồi.
Đây là Hiệp ước bất bình đẳng giữa Việt Nam và Đế quốc Pháp được ký kết vào năm 1862 vì lý do thua trận. Đây chính là hòa ước bất bình đẳng "đầu tiên" của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho "cuốn vong quốc sử Việt Nam" từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
Do đó, việc ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất diễn ra sau khi Pháp đã chiếm lấy Việt Nam
=> Loại trừ A
- Lý do loại trừ B
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 giữa đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Paul-Louis-Félix Philastre - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hiệp ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng có quyền tự do truyền đạo
Hiệp ước Giáp Tuất là hiệp ước thứ hai, sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Cho nên, hiệp ước này không thể xem là sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
=> Loại trừ B
- Lý do loại trừ C
Trận kinh thành Huế năm 1885 là một sự kiện chính trị, một trận tập kích của quân triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh vào lực lượng Pháp. Sự kiện xảy ra vào năm Ất Dậu, tức năm 1885 theo dương lịch.
Kết cục là quân Pháp đã phản công thành công. Và sau đó, bọ chúng đã cướp bóc, đốt phá và giết hại người dân rất dã man. Không chỉ hàng vạn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp đi phần lớn những tài sản quý báu nhất.
Hơn nữa, sự kiện này diễn ra vào năm 1885, sau cả Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất, nên không thể xem là sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
=> Loại trừ C
>>> Xem thêm: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
Câu 1. Năm 1857, Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam Kì, tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi “tự do buôn bán và truyền đạo”, tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương. Những hành động đó chứng tỏ điều gì?
A. Pháp muốn đầu tư, hợp tác kinh tế với Việt Nam
B. Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
C. Việt Nam là đối tác tiềm năng của Pháp
D. Pháp không quan tâm đến Việt Nam
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để
A. Biến Việt Nam thành bàn đạp xâm lược Quảng Châu (Trung Quốc)
B. Tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á
C. Loại bỏ sự ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh ở Việt Nam
D. Biến Việt Nam thành căn cứ để tiến công thuộc địa của Anh
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng là nơi cung cấp lương thực cho triều Nguyễn
B. Từ Đà Nẵng có thể tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng
C. Đà Nẵng có cảng nước sâu, thuận tiện cho tàu lớn ra vào
D. Ở Đà Nẵng có nhiều giáo dân nên có thể đặt nội gián tiếp ứng
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 4. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn bởi chính sách đàn áp của triều đình
C. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng
D. Triều đình nhà Nguyễn bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 111 SGK Lịch sử 11 cơ bản