logo

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý

icon_facebook

Ở nước ta các nhà Tâm lý học thường phân chia các giai đoạn lứa tuổi dựa theo tiêu chí của các nhà Tâm lý học hoạt động. Dưới đây là Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam.


Câu hỏi: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý là gì?

Trả lời:

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi: Giai đoạn thai nhi, giai đoạn sơ sinh – hài nhi (0 – 1 tuổi), giai đoạn vườn trẻ (1 – 3 tuổi), giai đoạn mẫu giáo (3-6 tuổi), giai đoạn nhi đồng (6-11 tuổi), giai đoạn thiếu niên (11-15 tuổi), giai đoạn thanh niên (15 – 25, 28 tuổi). Gồm 3 giai đoạn cụ thể: Giai đoạn đầu thanh niên (15-18 tuổi); Giai đoạn giữa thanh niên (18 – 22, 23 tuổi); Giai đoạn cuối thanh niên (22, 23 – 25, 28 tuổi). Ngoài ra còn có giai đoạn trưởng thành (25, 28 tuổi – 60 tuổi) và giai đoạn tuổi già (sau 60 tuổi).

Mỗi giai đoạn lứa tuổi có một vai trò và vị trí nhất định trong tiến trình phát triển tâm lý cá nhân. Mỗi giai đoạn lứa tuổi cũng có những nét đặc trưng riêng về điều kiện phát triển tâm lý, hoạt động chủ đạo và những nét tâm lý điển hình. Khi xem xét sâu hơn một giai đoạn lứa tuổi nào đó chúng ta phải chú ý đến những điểm cơ bản này. Để hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Giai đoạn phát triển tâm lý từ 0 đến 1 tuổi

Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sẽ bắt đầu học cách làm quen với môi trường mới khác hẳn khi còn nằm trong bụng mẹ, những biến đổi về thời tiết, môi trường sống, âm thanh, ánh sáng... sẽ khiến trẻ dần hình thành thói quen sống.

Trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi, chúng chỉ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng như ăn, ngủ, đi lại, chơi... Vì thế, nếu cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Trong giai đoạn này, trẻ cần được yêu chiều, quan tâm, chăm sóc từ mẹ nhất. Về vật chất, tình cảm, gắn bó của người mẹ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt.

Ngược lại, nếu giai đoạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: việc sinh con ngoài ý muốn, đầy nỗi buồn, thất vọng, lo lắng, căng thẳng,… đem dồn lên đứa trẻ.  Hoặc nếu nhu cầu vật chất của trẻ không được đáp ứng, trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.

Cha mẹ cũng không nên quá chiều chuộng mà thay vào đó hãy dạy dỗ giúp trẻ hình những thói quen tốt từ sớm như cho trẻ ăn uống đúng giờ, nói không với sự vòi vĩnh của trẻ, sắp xếp đồ dùng của trẻ gọn gàng...

Thực tế, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng đều được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc. Điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý

2. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là thời điểm vàng hình thành ý thức của trẻ. Lúc này trẻ bắt đầu học cách tập đi và giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ tự tìm đến đồ vật mà trẻ quan tâm, thông qua quá trình tiếp xúc và khám phá. Hơn nữa, ngôn ngữ nói sẽ được bé tiếp thu thông qua các cuộc trò chuyện. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước theo người lớn nhiều hơn. Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ cũng nên tránh việc la rầy, áp đặt trẻ theo quan điểm riêng của mình vì việc này sẽ hình thành tâm lý chống đối ở trẻ và khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm.


3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Trong các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi thì giai đoạn này có phần điểm nhấn trong tâm thức của trẻ nhiều nhất. Cái tôi của trẻ được hình thành trong giai đoạn này. Trẻ bắt đầu nhận thức được giới tính, thường đặt câu hỏi “tại sao?”. Trong quan hệ tình cảm, trẻ biết quan hệ giữa mình với mọi người xung quanh.

Sự phát triển tâm lý thể hiện qua:

+ Trẻ khám phá thế giới xung quanh một nhanh chóng, năng động.

+ Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng nhiều.

+ Vốn từ tăng nhanh theo từng ngày, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện.

+ Trẻ thích thú trong các hoạt động: trò chơi, học nói, học ăn. Trẻ thường đặt câu hỏi “Tại sao?” và biết đưa ra ý kiến của bản thân.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý (ảnh 2)

Cũng trong giai đoạn này, cái tôi của trẻ em đã được hình thành, chúng bắt đầu nhận thức về giới tính và hay đặt ra những câu hỏi. Trẻ cũng đã nhận ra được vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối. Nếu cha mẹ biết cách hướng con đến những điều tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sau.


4. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 6 đến 11 tuổi

Ở giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi, hoạt động chủ yếu của trẻ chính là học tập, ghi nhớ và tư duy. Đây được xem là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với với trẻ. Bởi trong độ tuổi này, trẻ sẽ dần làm quen với môi trường ở trường và lớp học của mình. Nội dung học tập trong giai đoạn này cũng được mở rộng phạm vi hơn. Vì thế, ngôn ngữ của trẻ không còn dừng lại ở mức các từ ngữ sinh hoạt hằng ngày mà đã bao hàm các khái niệm khoa học trừu tượng.


5. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em từ 11 đến 16 tuổi

Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ. Những diễn biến các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý giai đoạn này cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để chuẩn bị cho quá trình dậy thì, trưởng thành.

Có một điều không thể phủ nhận là ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi rõ rệt về hình thức (lớn rất nhanh), tâm sinh lý, trẻ cũng sẽ quan tâm đến những sự thay đổi này của bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển mới, giúp trẻ nhận thức, đánh giá được bản thân. Trẻ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người để sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với chuẩn mực của gia đình và xã hội hay không.

Tình huống xã hội của sự phát triển xuất hiện vào thời kỳ đầu của mỗi giai đoạn lứa tuổi. Cuối giai đoạn lứa tuổi sẽ xuất hiện những nét cấu tạo tâm lý mới, trong số đó sẽ có một nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm, có ý nghĩa quan trọng hơn cả đối với sự phát triển tâm lý ở giai đoạn lứa tuổi kế tiếp.

Ví dụ: “Cảm giác mình là người lớn” ở cuối tuổi thiếu niên sẽ rất có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý của tuổi đầu thanh niên. Xu hướng nghề nghiệp ở tuổi đầu thanh niên sẽ có ý nghĩa lớn với tuổi giữa thanh niên.

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi các bố mẹ lưu ý. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads