logo

Nguỵ biện là gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Nguỵ biện là gì?

Câu trả lời đúng nhất:

[ĐÚNG NHẤT] Nguỵ biện là gì?

Ngụy biện là sự cố ý vi phạm những quy tắc logic trong suy luận với mục đích đưa người nghe và hướng người khác về một hướng khác với sự thật. Từ đó, khiến cho người khác nhầm tưởng cái đúng thành cái sai và cái sai thành cái đúng. Ngụy biện này nhằm mục đích chính là hướng người nghe tin vào những lời mà người nói đưa ra.

Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Ngụy biện nhé!

[ĐÚNG NHẤT] Nguỵ biện là gì?

1. Ngụy biện là gì?

Ngụy biện là sự cố ý vi phạm những quy tắc logic trong suy luận với mục đích đưa người nghe và hướng người khác về một hướng khác với sự thật. Từ đó, khiến cho người khác nhầm tưởng cái đúng thành cái sai và cái sai thành cái đúng. Ngụy biện này nhằm mục đích chính là hướng người nghe tin vào những lời mà người nói đưa ra.


2. Ví dụ về ngụy biện

Đối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ không phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lý lẽ giả dối của họ.

Ví dụ: Chó có bốn chân.

Dê cũng có bốn chân.

Vậy, Dê là Chó.

Trong phép ngụy biện trên bây, người ta đã cố tình vi phạm qui tắc của tam đoạn luận. Thuật ngữ giữa “có bốn chân” của tam đoạn luận trên có ngoại diên không đầy đủ ở cả hai tiền đề :

Lối ngụy biện sau đây dí dỏm hơn :

Ví dụ:

Một anh học trò đến hàng cơm mượn một cái vạc rồi đem bán mất. Bị người chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa. Nhưng rồi mãi mãi vẫn chẳng thấy anh ta trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan. Quan cho đòi người học trò đến hỏi. Anh ta thưa rằng :

- Tôi mượn bác có một vạc mà đã trả đến hai cò rồi. Bác ấy còn đòi gì nữa?

Nhà hàng cãi :

- Nguyên vạc của tôi là vạc đồng kia mà.

Người học trò liền đáp :

- Thì cò của tôi đâu phải là cò ở trong nhà !

Anh học trò đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại cò) và “đồng” (ruộng) với “đồng” (kim loại), làm cho chủ nhà hàng lúng túng. Anh học trò kia quả thật láu lỉnh!


3. Một số hình thức ngụy biện thường gặp.

a. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân

Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.

Ví dụ 1. Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định như vậy, em không tin Euclide hay sao?”

Ở đây giáo viên đã sử dụng uy tín của Euclide để thay thế cho chứng cứ.

b. Ngụy biện theo số đông

Đa phần mọi người sẽ tin rằng số đông sẽ đúng, nên nghe theo số đông là suy nghĩ của rất nhiều người và cũng có không ít người đã dựa vào số đông để ngụy biện tranh luận về một vấn đề nào đó.

Những người ngụy biện thành công là những người có khả năng hùng biện tốt. Họ biết lợi dụng thời cơ, dựa vào số đông để lấy lòng tin và đưa ra những lời nói thuyết phục số động, nhưng thực chất thì số đông này không phải là bằng chứng để chứng minh được những lời nói của họ là đúng.

Với những ngụy biện này nó không khẳng định được rằng đám đông đúng hay đám đông sai.

Ví dụ. Không phải vì rất nhiều người coi rằng ông X phạm tội giết người nên đúng là ông ta giết người.

c. Ngụy biện dựa vào sức mạnh

Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp nhận luận điểm của mình. Ở đây, sức mạnh chứ không phải là tính chân lý của luận điểm bắt người nghe phải tin theo.

Ví dụ. Một giám  đốc ra lệnh cho kế toán phải chi một khoản tiền sai nguyên tắc. Người kế toán phản đối, nói rằng làm như vậy là trái nguyên tắc tài chính. Khi đó, vị giám đốc nói:“Cứ làm như tôi nói, chắc chắn sẽ đúng. Nếu anh không làm, tôi sẽ cho anh biết…”.

Ở đây, cụm từ “tôi sẽ cho anh biết…” hàm ý đe dọa.


4. Tác hại của ngụy biện ra sao?

Như đã nói ở trên, ngụy biện thường sẽ sử dụng lời lẽ, lập luận của bản thân để đánh lạc hướng suy nghĩ của người khác. Với nhiều người, họ sẽ lấy rất nhiều lý do khác nhau để bao biện, ngụy biện cho hành động không đúng của mình. Và chính những điều đó đã gây nên rất nhiều tác hại như là:

Làm mất niềm tin từ mọi người: sẽ không ai cứ mãi tin tưởng hay thương hại cho bạn vì 1 lý do được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bạn ngụy biện rằng vì nhà nghèo nên mới làm chuyện xấu nhưng nếu sau đó vẫn không dừng lại thì chắc chắn không ai muốn giúp đỡ, cho qua nữa.

Ngụy biện có thể sẽ khiến mọi người hiểu sai vấn đề từ những thông tin thiếu căn cứ. Điều này không chỉ biến mọi thứ sai càng trở nên sai mà còn là động cơ để xúi giục người khác làm điều không đúng.

Ngụy biện khiến bản thân người nói không thể phát triển trong sự nghiệp. Bởi khi có người góp ý, chê trách, người ngụy biện thường không nhận ra bản thân sai trái, cố ý đưa ra lời bao biện cho hành động của mình. Những người như vậy thì sẽ khó có thể thay đổi, không chịu tiếp thu và cứ mãi đứng im, thậm chí thụt lùi trong sự nghiệp.

--------------------------

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Ngụy biện là gì?” và một số kiến thức mở rộng về ngụy biện mà Top lời giải mang đến. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp lại bạn. 

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 24/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads