Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964, của quần dân miền Nam làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Mở đầu cho phong trào đánh Mĩ ở miền Nam.
C. Làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964, của quần dân miền Nam làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa do cố vấn Mỹ chỉ huy.
Ý nghĩa của chiến dịch Bình Giã:
- Trận Bình Giã đã hoàn toàn đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận đồng thời làm tan rã các lực lượng dân vệ trên Đường 2 và huyện Hoài Đức. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964, của quần dân miền Nam làm phá sản về cơ bản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ lên Việt Nam.
- Bên cạnh đó, ý nghĩa của chiến thắng Bình Giã là chứng minh tính đúng đắn về đường lối cách mạng miền Nam Việt Nam của Đảng. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội ta về cả chiến dịch, chiến thuật và cả nghệ thuật chỉ đạo tác chiến.
- Chiến dịch Bình Giã chiến thắng còn tạo nên bước ngoặt so sánh lực lượng trên chiến trường đang ở thế có lợi cho quân dân ta và hoàn toàn bất lợi cho địch. Do vậy, chiến thắng lớn này đã tăng thêm niềm tin tất thắng trong lòng toàn dân, toàn quân ta để tiếp thêm động lực giúp quân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vào ngày 30 – 4 – 1975.
Câu 1: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
A. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
D. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
Đáp án: D
Câu 2: Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
A. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
B. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
D. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
Đáp án: A
Câu 3: Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch
B. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
D. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
Đáp án: D
Câu 4: Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Đáp án: A
Câu 5: Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu
D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu
Đáp án: B
---------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu kiên thức về Chiến dịch Bình Giã cũng như Chiến lược chiến tranh Đặc biệt của Mĩ. Hy vọng các thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích được bạn đọc trong quá trình học tập, chúc các bạn học thật tốt.