logo

[Sách mới] Soạn Vật lý 10 KNTT Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động

Hướng dẫn Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Vật lý 10 trang 30, 31, 32, 33 bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động trang 30, 31, 32, 33 SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: [Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động (Sơ đồ tư duy)


I. Cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm

Hoạt động:

Câu 1: Dùng dụng cụ gì để đo thời gian chuyển động và quãng đường của vật 

Câu 2: Làm thế nào đo được quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian hoặc ngược lại

Câu 3: Thiết kế các phương án đo tốc độ và so sánh ưu nhược điểm của các phương án đó. 

Lời giải:

Câu 1: 

- Đo thời gian : bằng đồng hồ bấm giây

- Đo quãng đường: dùng thước mét

Câu 2: 

+ Để đo được quãng đường đi được của vật chuyển động trong một khoảng thời gian, ta cho xe chuyển động trên một máng thẳng có độ chia quãng đường trên máng

+ Để đo thời gian di chuyển của vật trên một quãng đường, ta sử dụng đồng hồ bấm giây để đo

Câu 3: 

a) Hai phương án để đo tốc độ:

Phương án 1: Dùng đồng hồ bấm giây.

- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi vượt qua vạch đích.

- Dùng công thức v = stst để tính tốc độ.

Phương án 2: Dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà vật chuyển động.

- Bấm công tắc để vật bắt đầu chuyển động.

- Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 1 thì đồng hồ bắt đầu đo.

- Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 2 thì đồng hồ ngừng đo.

- Đọc số chỉ thời gian hiển thị trên đồng hồ đo thời gian hiện số chính là thời gian của vật chuyển động trên quãng đường.

- Dùng công thức v = stst để tính tốc độ.

b) So sánh ưu, nhược điểm của hai phương án:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Phương án 1

 Dễ thiết kế, dễ thực hiện.

Sai số lớn do liên quan đến các yếu tố khách quan như thao tác bấm đồng hồ chưa khớp với thời điểm xuất phát hoặc kết thúc, sai số do dụng cụ...

Phương án 2

Kết quả đo chính xác, sai số nhỏ.

Chi phí đắt, thiết bị cồng kềnh.


II. Giới thiệu dụng cụ đo thời gian

Câu hỏi: Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có ưu điểm, nhược điểm gì ?

Lời giải:

Ưu điểm: Đo thời gian chính xác đến hàng nghìn giây, được điều khiển bằng cổng quang điện

Nhược điểm: Chi phí mua thiết bị đắt, thiết bị đo cồng kềnh


III. Thực hành đo tốc độ chuyển động

Hoạt động: Thả cho viên bi chuyển động đi qua cổng quang điện trên máng nhôm. Thảo luận nhóm để lập phương án đo tốc độ của viên bi theo các gợi ý sau:

Câu 1: Làm thế nào xác định được tốc độ trung bình của viên bi khi đi từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F?

Câu 2: Làm thế nào xác định được tốc độ tức thời của viên bi khi đi qua cổng quang điện E hoặc cổng quang điện F?

Câu 3: Xác định các yếu tố có thể gây sai số trong thí nghiệm và tìm cách để giảm sai số.

Lời giải:

Câu 1: Để xác định được tốc độ trung bình của viên bi khi đi từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F ta cần:

- Xác định độ dài quãng đường s (chính là khoảng cách giữa 2 cổng quang điện E và F).

- Chỉnh đồng hồ đo về chế độ đo thời gian vật đi qua hai cổng quang chọn MODE A↔B (tức là vật bắt đầu đi vào cổng quang E thì đồng hồ bắt đầu chạy, khi vật đi qua cổng quang F thì đồng hồ dừng lại).

- Đo thời gian viên bi chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F.

- Sử dụng công thức v = s/t ta sẽ xác định được tốc độ trung bình của viên bi.

Câu 2: Để xác định được tốc độ tức thời của viên bi khi đi qua cổng quang điện E hoặc cổng quang điện F ta cần:

- Xác định được đường kính d của viên bi.

- Chỉnh chế độ đo thời gian của đồng hồ, chuyển về chế độ đo thời gian vật đi qua một cổng quang điện chọn MODE A hoặc MODE B (tức là vật bắt đầu đi vào cổng quang thì đồng hồ chạy số, sau khi vật đi qua cổng quang đó thì đồng hồ dừng lại).

- Xác định được thời gian viên bi chuyển động qua cổng quang điện E hoặc cổng quang điện F.

- Sử dụng công thức v = d/t ta sẽ xác định được tốc độ tức thời của viên bi.

Câu 3: Các yếu tố có thể gây sai số:

- Sai số của các dụng cụ đo.

- Thao tác bấm công tắc của người không dứt khoát.

- Cách đo, đọc giá trị quãng đường, đường kính viên bi của người làm thực hành chưa chính xác.

- Các yếu tố khách quan như gió, …

Cách để làm giảm sai số

- Tiến hành đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình của các lần đo.

- Tắt hết quạt, điều hòa khi tiến hành thí nghiệm.

Hoạt động: Đo tốc độ trung bình và tốc độ tức thời của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng.

Lời giải:

Học sinh tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động: Xử lí kết quả thí nghiệm

Câu 1: Tính tốc độ trung bình và tốc độ tức thời của viên bi thép và điền kết quả vào Bảng 6.1 và Bảng 6.2

Câu 2: Tính sai số của phép đo s, t và phép đo tốc độ rồi điền vào Bảng 6.1 và Bảng 6.2. Trong đó

+ ∆s bằng nửa ĐCNN của thước đo.

+ ∆t theo công thức (3.1), (3.2) trang 18.

+ ∆v tính theo ví dụ trang 18.

Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - KNTT

Câu 3: Đề xuất một phương án thí nghiệm có thể đo tốc độ tức thời của viên bi tại hai vị trí: cổng quang điện E và cổng quang điện F.

Lời giải:

Câu 1, 2: 

Các em thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ cho kết quả thí nghiệm

Bảng 6.1

Quãng đường: s = 0,5 (m)

 

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

0,778

Thời gian

0,777

0,780

0,776

- Tốc độ trung bình: 

Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - KNTT

- Sai số:

Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - KNTT

Bảng 6.2

Đường kính của viên bi: d = 0,02 (m); sai số: 0,02 mm = 0,00002 (m)

 

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

0,032

Thời gian s

0,033

0,032

0,031

- Tốc độ tức thời:

Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - KNTT

- Sai số:

Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động - KNTT

Câu 3: Để đo tốc độ tức thời của viên bi ở cả hai cổng quang điện E và F thì ta phải sử dụng hai đồng hồ đo hiện số.

- Xác định được đường kính d của viên bi.

- Kết nối đồng hồ đo hiện số thứ nhất với cổng quang điện E, đồng hồ thứ hai với cổng quang điện F. Chỉnh chế độ các đồng hồ về chế độ đo thời gian vật qua một cổng quang chọn MODE A hoặc MODE B.

- Khi viên bi bắt đầu đi vào cổng quang điện E thì đồng hồ thứ nhất chạy số, sau khi vật đi qua cổng quang E thì đồng hồ đó dừng lại; viên bi tiếp tục đi qua cổng quang điện F thì đồng hồ đo số hai sẽ thực hiện đo thời gian.

- Xác định được thời gian viên bi chuyển động qua cổng quang điện E và cổng quang điện F.

- Sử dụng công thức v = dtdt ta sẽ xác định được tốc độ tức thời của viên bi tại hai cổng quang điện E và F.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Vật lý 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Vật lý 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022