logo

[Sách mới] Soạn Vật lý 10 KNTT Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

Hướng dẫn Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Vật lý 10 trang 34, 35, 36 bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trang 34, 35, 36 SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: [Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - Thời gian (Sơ đồ tư duy)


Khởi động 

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Vật lý 10

Hãy nhớ lại kiến thức đã học về đồ thị của chuyển động trong môn Khoa học tự nhiên 7 để phát hiện ra tính chất của các chuyển động thẳng có đồ thị mô tả ở những hình sau.

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Lời giải:

- Hình a: Chuyển động thẳng đều.

- Hình b: Vật đứng yên không chuyển động.

- Hình c: Với cùng một khoảng thời gian, vật (1) đi được quãng đường lớn hơn vật (2) nên vật (1) có tốc độ lớn hơn vật (2).

- Hình d: Vật (1) chuyển động theo chiều dương, vật (2) chuyển động theo chiều âm.


I. Chuyển động thẳng

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Vật lý 10

Câu hỏi: Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị ( hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và cứ 100m bạn đi hết 25 giây

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Lời giải:

a. Vì bạn A đi từ nhà đến trường là theo 1 hướng, không đổi hướng nên :

- Quãng đường đi được và độ dịch chuyển là như nhau và bằng 1000m.

- Vận tốc và tốc độ là như nhau và bằng: 100 : 25 = 4 m/s

b. Vì bạn A đi từ trường đến siêu thị là theo 1 hướng, không đổi hướng nên :

- Quãng đường đi được và độ dịch chuyển là như nhau và bằng 1000 - 800 = 200 m.

- Vận tốc và tốc độ là như nhau và bằng: 100 : 25 = 4 m/s.


II. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Vật lý 10

Hoạt động: Hãy vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A nêu ở trên theo trình tự sau đây:

Câu 1: Lập bảng ghi số liệu vào vở.

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Câu 2: Vẽ đồ thị: trên trục tung (trục độ dịch chuyển) 1 cm ứng với 200 m; trên trục hoành (trục thời gian) 1 cm ứng với 50 s.

Lời giải:

Câu 1:

Lập bảng ghi số liệu.

Độ dịch chuyển (m)

0

200

400

600

800

1000

800

Thời gian (s)

0

50

100

150

200

250

300

Câu 2:

Vẽ đồ thị:

Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình sau:

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Vật lý 10

Hoạt động: Hình 7.2 là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một người đang bơi trong bể bơi dài 50m. Đồ thị cho biết những gì về chuyển động của người đó?

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Câu 1: Trong 25 giây đầu, mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét ? Tính vận tốc của người đó theo đơn vị m/s ?

Câu 2: Từ giây nào đến giây nào, người đó không bơi. 

Câu 3: Từ giây 35 đến 60 người đó bơi theo chiều nào ?

Câu 4: Trong 20 giây cuối cùng, mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét ? Tính vận tốc của người đó theo đơn vị m/s?

Câu 5: Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó khi bơi từ B đến C

Câu 6: Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó trong cả quá trình 

Lời giải:

Câu 1: Trong 25 s đầu, ta thấy người đó chuyển động thẳng từ O đến A. Độ dịch chuyển của người đó là: d = 50 m.

- Trong 25 giây đầu mỗi giây người đó bơi được 50/25 = 2m

- Vận tốc của người đó là: v = d/t = 50/25 = 2m/s

Câu 2: Từ giây 25 đến giây 35 ta thấy độ dịch chuyển không thay đổi nên trong khoảng thời gian này người đó không bơi.

Câu 3: Từ giây 35 đến giây 60 người đó bơi ngược chiều dương.

Câu 4: Trong 20 giây cuối cùng (từ giây 40 đến giây 60), độ dịch chuyển của người đó là:

d = 25 – 45 = – 20 m.

- Mỗi giây người đó bơi được 20/20 = 1m

- Vận tốc bơi của người đó là: v = d/t = −20/20 = -1m/s

Câu 5: Khi bơi từ B đến C:

- Độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 50 = – 25 m.

- Thời gian bơi của người đó là: t = 60 – 35 = 25 s

- Vận tốc của người đó là: v = d/t = −25/25 = -1m/s

Câu 6: Trong cả quá trình bơi:

- Độ dịch chuyển của người đó là: d = 25 – 0 = 25 m.

- Thời gian bơi của người đó là: t = 60 – 0 = 60 s

- Vận tốc của người đó là: v = d/t = 25/60 ≈ 0,417m/s

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Vật lý 10

Câu hỏi: Hình 7.2 là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một người đang bơi trong bể bơi dài 50m. Hãy xác định vận tốc và tốc độ của người bơi ở giây 45 đến giây 60.

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Lời giải:

Từ giây 45 đến giây 60, ta có t = 60 - 45 = 15 (s)

Người đó không đổi chiều chuyển động từ giây 45 đến 60 nên ta có: 

s = d = 40 - 25 = 15 (m).

=> Vận tốc (tốc độ) của người bơi là: v = d/t = 15/15 = 1 (m/s)


III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng.

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Vật lý 10

Hoạt động: 

Câu 1: Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một chiếc xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi ở bảng dưới đây. Dựa vào bảng này để :

a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của chuyển động 

b. Mô tả chuyển động của xe. 

c. Tính vận tốc của xe trong ba giây đầu

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

Câu 2: Đồ thị độ dịch chuyển thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở hình 7.4 

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

a. Mô tả chuyển động của xe

b. Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát , ở giây thứ 2, thứ 4, thứ 8, thứ 10. 

c. Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2s đầu, từ giây thứ 2 đến thứ 4, từ thứ 4 đến thứ 8. 

d. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của xe sau 10s chuyển động. Tại sao giá trị của chúng không giống nhau ?

Lời giải:

Câu 1:

a) Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.

Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - KNTT

b) Mô tả chuyển động của xe:

- Từ giây 0 đến giây thứ 3: xe chuyển động thẳng.

- Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên không chuyển động.

c) Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là: d = 7 – 1 = 6 m

Vận tốc của xe trong 3 s đầu là: v = d/t = 6/3 = 2m/s

Câu 2:

a. Mô tả chuyển động của xe :

- Trong 2s đầu, xe chuyển động thgeo chiều dương, độ dịch chuyển là 4m

- Từ giây thứ 2 đến thứ 4, xe đứng yên

- Từ giây thứ 4 đến giây thứ 9, xe đổi hướng chuyển động, độ dịch chuyển là 5m.

- Từ giây thứ 9 đến thứ 10, xe đứng yên

b. Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát , ở :

- Giây thứ 2 : cách vị trí xuất phát 4m

- Giây thứ 4 : cách vị trí xuất phát 4m

- Giây thứ 8 : cách vị trí xuất phát 0m

- Giây thứ 10 : cách vị trí xuất phát 1m

c)

- Trong 2 giây đầu xe chuyển động thẳng và không đổi hướng nên tốc độ và vận tốc của xe như nhau: 

v = st = 4/2 = 2m/s

- Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4, xe đứng yên nên tốc độ và vận tốc của xe đều bằng 0.

- Từ giây thứ 4 đến giây thứ 8:

+ Quãng đường từ giây thứ 4 đến giây thứ 8 là: s = 4 m

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 4 đến giây thứ 8 là: d = 0 – 4 = –4 m

+ Tốc độ của xe là: v = s/t = 4/4 = 1m/s

+ Vận tốc của xe là: v = d/t = −4/4 = -1m/s

d)

- Quãng đường xe đi được sau 10 giây chuyển động là: s = 4 + 4 + 1 = 9 m.

- Độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động là: d = (-1) - 0 = (-1) m.

Quãng đường và độ dịch chuyển khác nhau vì xe chuyển động thẳng có đổi chiều.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Vật lý 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Vật lý 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022