logo

Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh


Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (chi tiết)


I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Câu 1. Đọc văn bản

Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau

a. Phân tích nhan đề

Việc sử dụng nhan đề như vậy có ý nghĩa truyền tải được vị trí cũng như công dụng của cây chuối trong đời sống của người dân Việt Nam

b. Tìm những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối

- Địa hình và môi trường sống “Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng bắt gặp,…”. “Ở nông thôn,..”, “trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt…”, “bên những khe suối hay thung lũng…”

- Đặc điểm của cây chuối: “ thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt…”, “chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con,…”

- Các loại chuối: “chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường”

- Chuối cung cấp giá trị gì cho cuộc sống con người

      + Chuối là món ăn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người.

      + Trong đời sống tinh thần: làm vật để thờ cúng

 c. Những câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối và tác dụng của yếu tố đó.

Những câu miêu tả ít xuất hiện, chỉ là yếu tố phụ trợ, bổ sung.

- Vai trò: miêu tả khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được đối tượng đang được thuyết minh. Nhờ vậy mà đối tượng đó được khắc họa một cách sinh động và chân thực hơn.

 d. Văn bản cần bổ sung gì? Nêu công dụng của các bộ phận

Những điểm cần bổ sung:

- Đặc điểm cấu tạo của cây chuối: thân, lá, hoa chuối, nõn chuối.

+ Theo quan sát, thân cây được cấu tạo từ nhiều lớp bẹ mềm, lớp này chồng lên lớp khác.

+ Bắp chuối có thể tận dụng triệt để cả lớp trong lẫn ngoài. Phần này chứa khá nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như protein, đồng, magie, sắt, canxi, vitamin E.

- Công dụng của chuối:

+ Thân chuối: Sau khi chuối trổ quài rồi và thu hoạch, thân cây cũng không thể bỏ phí bằng cách xắt lát và trộn cám để trở thành thức ăn nuôi lợn.

+ Bắp chuối: dùng trộn gỏi, nấu canh hoặc làm rau ghém ăn kèm các món bún rất ngon. Với phụ nữ, hoa chuối còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ngoài ra đây nó giúp kích thích tuyến sữa với những phụ nữ sau sinh.


 II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Bổ sung các yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau

- Thân cây chuối thuộc dạng mềm, mọng nước nhưng không hề cong gãy mà luôn đứng thẳng.

- Lá tươi rộng như cánh buồm, màu xanh ngọc hoặc hơi thẫm.

- Lá khô dễ rách, màu nâu sạm và rủ xuống.

- Bắp chuối: màu hồng phớt hoặc tím nhạt, được tạo thành từ nhiều bẹ và các buồng chuối non chưa trổ.  

- Quả chuối: Không bao giờ mọc riêng rẽ mà xếp thành từng nải và tạo thành cả buồng lớn rũ xuống mặt đấy. Buồng càng to thì càng dễ chạm đất hơn. Xanh khi còn non nhưng ngả vàng dần đến màu thâm khi chuối chín.

 Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau

“Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống tà thì bưng hai tay mà mời […]. Có uống nâng hau tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng…".

 Câu 3. Đọc văn bản và chỉ ra những câu miêu tả trong đó

Những yếu tố miêu tả:

- Miêu tả con thuyền thúng nhỏ và nét điểm đầy trữ tình cho mùa xuân.

- Miêu tả dần sang con người: 2 vị tướng hai bên.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác