logo

Soạn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp)


Soạn bài: Các phương châm hội thoại - tiếp (chi tiết)


I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt”

- Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt chỉ một tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. Hai đề tài đó hoàn toàn không liên quan gì đến nhau và liên quan đến chủ đề nói chuyện chung.

- Nếu xuất hiện những tình huống như vậy thì người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau và cuộc giao tiếp không thực hiện được.

- Bài học: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.


 II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

Câu 1. Trong tiếng Việt, có những thành ngữ như “ dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị”. Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó rút ra được những bài học gì về giao tiếp?

- Hai thành ngữ chỉ cách nói:

      + Dây cà ra dây muống: chỉ cách nói năng rườm rà, dài dòng, lộn xộn

      + Lúng búng như ngậm hột thịt: chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.

- Những cách nói đó không thể hiện được rõ nội dung muốn truyền đạt và khiến người nghe không hiểu.

- Bài học: Khi giao tiếp cần phải nói rõ ràng, rành mạch.

 Câu 2. Có thể hiểu câu sau bằng mấy cách

“Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”

Để người nghe không hiểu lầm, cần có cách nói như thế nào? Như vậy, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?

- Câu nói trên có cách hiểu đa nghĩa: Cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định” nhưng cũng có thể hiểu là cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “truyện ngắn”.

- Có thể sửa:

      + Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

      + Tôi đồng ý với những nhận định đã có về truyện ngắn của ông ấy.

=> Như vậy, trong giao tiếp, để tránh người nghe có thể hiểu lầm ý mà mình muốn truyền tải thì không nên nói những câu mơ hồ, có thể hiểu theo nhiều cách. Khi giao tiếp cần nói rõ ràng, dùng những câu đơn nghĩa, mạch lạc,…


 III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ

Đọc truyện và trả lời câu hỏi

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra được bài học gì?

Người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó bởi:

+ Cậu bé tuy không hỗ trợ được về mặt tài chính cho người ăn xin nhưng cậu đã dành cho ông một tình cảm chân thành, ấm áp và một sự tôn trọng. Cậu nhận lại được lời cảm ơn và tôn trọng của người ăn xin.

+ Còn người ăn xin tuy không nhận được sự hỗ trợ về mặt vật chất nhưng ông nhận được sự tôn trọng và sự đồng cảm chân thành từ một qua đường xa lạ. Ông đã trao đến cho cậu một lời cảm ơn sâu sắc từ tận đáy lòng.

Bài học: Khi giao tiếp, người nói và người nghe cần biết thấu hiểu và tôn trọng nhau.


 IV. LUYỆN TẬP

Câu 1. Qua những câu tục ngữ đã cho, ông cha muốn khuyên răn điều gì? Tìm những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự

- Những thành ngữ, tục ngữ đã nêu có nội dung chính là khuyên dạy chúng ta khi giao tiếp cần lịch sự, tôn trọng người đối thoại. Cần lựa nội dung, ngôn ngữ đối thoại sao cho không làm người nghe cảm thấy tổn thương hoặc phật ý mà vẫn đạt được mục đích cần truyền tải.

- Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

      + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

      + Người thanh nói tiếng cũng thay

Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.

 câu 2. Phép tu từ từ vựng nào đã học có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự. Cho ví dụ

Phép tu từ nói giảm nói tránh có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự.

                         Ví dụ:

                             Bác Dương thôi đã thôi rồi

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Nguyễn Khuyến dùng từ "thôi" khi nghe tin bạn mất nhằm nói giảm nói tránh cái chết của bạn để không tạo cảm giác nặng nề và buồn đau nhưng vẫn thể hiện được sự thương xót của tác giả khi tri kỉ qua đời.

 Câu 3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Cho biết mỗi từ ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào.

a, Nói dịu nhẹ như đang khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.

b, Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c, Mói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.

d, Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e, Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Mỗi từ ngữ trên có liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự.

 Câu 4. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:

a, Nhân tiện đây xin hỏi: Người nói muốn chuyển sang một đề tài khác nhưng không muốn người nghe hiểu lầm mình vi phạm phương châm quan hệ và cả lịch sự, đồng thời để người nghe chú ý vào vấn đề mình hỏi.

b, Cực chẳng đã tôi mới phải nói,…: Cách diễn đạt này dùng khi nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Đây là cách nói đảm bảo phương châm lịch sự khi người nói buộc phải nói thẳng vào vấn đề gì đó để người nghe chấp nhận.

c, Đừng nói leo,…: Đây là cách nói cảnh báo cho người đối thoại biết rằng anh ta không tuân thủ phương châm lịch sự đồng thời có thể tỏ thái độ không hài lòng với hành động vi phạm phương châm giao tiếp đó.

 Câu 5. Giải thích các thành ngữ và cho biết những thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào.

Nói băm nói bở: nói một cách quá thẳng thắn đến thô bạo, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).

Nói như đấm vào tai: nói thô lỗ, ngang ngạnh, làm cho người nghe khó chịu (phương châm lịch sự).

Điều nặng tiếng nhẹ: nói nặng lời, trách móc. (phương châm lịch sự).

Nói úp nói mở: nói mập mờ, không rõ ý, không hết ý, thường là nhằm mục đích thăm dò (phương châm cách thức).

Mồm loa méo giải: nói lắm điều, nói ngoa ngắt (phương châm lịch sự).

Đánh trống lảng: tìm cách chuyển đề tài đang trao đổi sang đề tài khác (phương châm quan hệ).

Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói thô kệch, vụng về (phương châm lịch sự).

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác