Đề 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
I. Mở bài:
Giới thiệu về hình ảnh Bác Hồ trong trái tim mỗi người dân Việt (có thể sử dụng kết hợp với các lời thơ, bài hát viết về Bác) để phần mở bài được hấp dẫn hơn
II. Thân bài:
1. Nêu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ:
+ Năm sinh, năm mất: 1890 – 1969
+ Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An
+ Là con trong một gia đình nhà nho yêu nước, có truyền thống cách mạng
+ Bác từng đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống, trải nghiệm, học hỏi và tìm con đường giải phóng dân tộc
+ Là người lãnh đạo anh minh và sáng suốt, đưa đất nước ta tới ngày giải phóng, độc lập
+ Bác không chỉ là một vị chủ tịch, một người lãnh đạo nước nhà mà Bác còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc
2. Ý kiến của em về nếp sống, thái độ sống của Bác Hồ
+ Cách sống giản dị mà thanh cao, rất mực khiêm tốn
+ Luôn tôn trọng và tuân thủ các quy tắc đặt ra
+ Sống hòa hợp với thiên nhiên
+ Có tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dẫu khó khăn ở chốn ngục tù
+ Yêu thương nhân dân hết mực, dành trọn tình thương cho thiếu nhi, quan tâm tới đời sống tất cả mọi người
3. Nêu cảm nghĩ của bản thân em về Bác:
+ Em học hỏi được điều gì ở Bác
+ Em cần làm gì để phấn đấu, học tập theo gương Bác
III. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm của em đối với Bác, công lao của Bác mãi sáng ngời, soi sáng cho con đường phát triển của nước nhà.
Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...) Lấy nhan đề "Những người không chịu thua số phận", em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
I. Mở bài:
Trong cuộc sống, có những người may mắn đủ đầy, có những người lại gặp phải sự trêu ngươi của số phận, họ sinh ra không may mắn khi sớm chịu những khuyết tật tổn thương, nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đương đầu, đối mặt. "Những người không chịu thua số phận" đã cho ta thấy một nghị lực phi thường của họ trước bão tố cuộc đời.
II. Thân bài:
** Giải thích:
- “Số phận” là gì?
- Em hiểu như thế nào là “Những người không chịu thua số phận”?
** Nêu những tấm gương, biểu hiện trong đời sống về những con người không chịu thua số phận:
+ Nguyễn Ngọc Kí tay bị liệt, rèn luyện chữ bằng đôi chân của mình, trở thành một người thầy bao người kính phục
+ Anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ
+ Anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ
+ Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, trở thành nhà văn,...
** Sức mạnh để vượt lên số phận có từ đâu:
+ Từ nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân
+ Có nghị lực và bản lĩnh
+ Có sự kiên trì và tâm huyết
+ Từ niềm tin và ý chí
+ Từ sự khích lệ, động viên của người khác
** Vượt lên số phận mang lại những kết quả tốt đẹp:
+ Bản thân yêu cuộc sống hơn, sống tích cực hơn
+ Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội, không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội
+ Là tấm gương đẹp về lẽ sống mà mỗi người cần noi theo
** Mở rộng:
+ Phê phán lối sống dễ chán nản, buông xuôi của một số thành phần trong xã hội
+ Phê phán những kẻ lười biếng, may mắn có đủ đầy mà không biết cố gắng, vươn lên
III. Kết bài:
Tình cảm của em đối với những người không chịu thua số phận, em học hỏi được điều gì từ họ.
Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,... Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
I. Mở bài:
So với những cường quốc trên thế giới, Việt Nam tuy nhỏ bé về diện tích, tuy kinh tế còn chưa quá phát triển nhưng có những con người trí tuệ và tài năng. Truyền thống hiếu học đã giúp cho người Việt sánh vai với các đất nước khác bởi có nhưng thế hệ học sinh giỏi giang và bản lĩnh, trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn có nhiều học sinh đạt huy chương tại các cuộc thi quốc tế về toán, vật lý, ngoại ngữ hay tin học,... đó là một điều thật đáng tự hào
II. Thân bài:
+ Phân tích những hạn chế của đất nước còn gây khó khăn hay chưa tạo được nhiều điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng trong việc học tập:
- Cơ sở vật chất còn thiếu hụt nhiều, chưa đủ chất lượng, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng núi
- Học sinh nhiều nơi chưa được chú trọng trong việc dạy và học ngoại ngữ
- Kinh tế Việt Nam còn hạn chế, chưa thực sự phát triển, con em nhiều gia đình không có điều kiện để được học tập một cách toàn diện nhất
+ Phân tích thế mạnh về con người Việt Nam:
- Có tinh thần ham học hỏi, tò mò và thích thú với những kiến thức mới, những cái hay
- Có ý chí vượt khó, biết vươn lên, biết tìm tòi và sáng tạo
- Tinh thần hiếu học được truyền thụ và tiếp nối qua bao đời
+ Kết quả và ý nghĩa của tinh thần hiếu học:
- Đạt nhiều huy chương trong giải toán quốc tế
- Năm 2014, đạt giải vô địch Robocon châu Á
- Nhiều giải thưởng tin học, ngoại ngữ quốc tế
- Học sinh được nhận những học bổng dự học ở nước ngoài như Mỹ, Canada,...
- Nước ta được bạn bè quốc tế tôn trọng bởi những nhân tài vốn có
- Đưa đất nước ngày một phát triển, đi lên, đưa nền giáo dục phát triển, sánh vai với bạn bè năm châu.
+ Mở rộng:
- Nhiều học sinh còn ỷ lại, lười biếng, học vẹt, học tủ, học lệch
- Coi việc học là khổ sở, không chịu cố gắng
III. Kết bài:
Khẳng định về giá trị của việc học
Bài học mà bản thân em rút ra được.
Đề 4: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
I. Mở bài:
Vai trò của môi trường đối với sự tồn tại của đời sống là rất lớn, vậy mà một vài người vẫn không ý thức được, ngang nhiên phá hoại môi trường sống bằng những hành động vô ý thức.
II. Thân bài:
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong đời sống:
- Xả rác bừa bãi trong công viên
- Xả chai nhựa, túi bóng xuống ao, hồ, sông suối
- Đi tham quan cảnh đẹp vứt giấy tờ, chai nước uống khắp nơi
- Ngang nhiên vứt rác ra các tuyến đường giao thông
+ Hậu quả:
- Sống suối bị ô nhiễm nặng, cá tôm mất môi trường sống -> chết
- Mất vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên
- Rác chất đống hôi thối, ô nhiễm
- Cản trở, gây tai nạn giao thông
+ Nguyên nhân:
- Kiểu sống ích kỷ, muốn sạch mỗi riêng bản thân mình, nhà mình mà không quan tâm đến đời sống chung
- Sự vô ý thức
- Vứt rác bừa bãi trở thành thói quen khó bỏ, tiện đâu vứt đó
+ Cách khắc phục:
- Nâng cao ý thức bằng việc tuyên truyền, phổ biến các tác hại của bao bì ni lông, rác thải nhựa
- Xử lý nghiêm những hành vi vô ý thức
- Cần có nơi tập kết rác đảm bảo vệ sinh môi trường
III. Kết bài:
Môi trường sống trong lành sẽ đảm bảo sức khoẻ cho mỗi người. Cần sống và ý thức, hành động vì môi trường ngày hôm nay.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2