Hướng dẫn Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
- Phần 1 (từ đầu... tốt bụng như thế): Cừu con qua cái nhìn của La Phông-ten.
- Phần 2 (còn lại): Chó sói qua cái nhìn của La Phông-ten.
Câu 1
Giống nhau:
+ Cách triển khai lập luận: đi từ cái nhìn của La Phông-ten đến cái nhìn của Đuy-phông rồi kết luận về cái nhìn của La Phông-ten.
+ Đưa ra những cách đánh giá, cảm nhận về loài cừu, loài chó sói của nhà khoa học Buy-phông
Khác nhau: Ở đoạn 1, khi nói về loài cừu, tác giả có trích dẫn một phần thơ của La Phông-ten tạo nên tính hấp dẫn, sinh động cho đoạn văn.
Câu 2
Cách nhận xét về cừu và chó săn của Buy-phông là vô cùng chính xác. Buy-phông đã căn cứ vào những đặc điểm, đặc tính cơ bản của từng loài vật để nhận xét, viết về chúng. Buy-phông không hề nhắc đến "tình cảm thân thương" của cừu hay "nỗi bất hạnh" của chó sói các nhà khoa hoc thường đưa ra những thông tin khách quan về các đặc điểm, đặc tính cơ bản được thể hiện trên đối tượng nghiên cứu mà người ta có thể thấy được ở bất kỳ nơi đâu. Còn sự thân thương hay nỗi bất hạnh chỉ là những đặc điểm tiêu biểu của chúng, nó thường được thấy quá "cảm nhận" chứ không phải "nghiên cứu".
Câu 3
Nhà thơ đã chọn các khía cạnh chân thực:
+ Đối tượng cụ thể: cừu non thơ ngây, bé bỏng và chó sói ngạo mạn
+ Diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể: bị chó sói đe dọa
+ Diễn ra trong một địa điểm cụ thể: cạnh một dòng suối
Hoàn cảnh bị đẩy vào khó khăn trước kẻ độc ác, lớn mạnh đã làm rõ tính hiền lành, có phần nhút nhát, sợ hãi của loài cừu. Nhà thơ La Phông-ten đã dùng các biện pháp nghệ thuật để nhân hoá loài cừu và loài sói, chúng trở thành một nhân vật có tiêng nói riêng, có tâm hồn riêng, có những cảm xúc và tính cách riêng biệt như con người vậy.
Câu 4
Xét trong bài “Cừu non và chó sói”, ta thấy: Chó sói có một phần đáng cười: bởi là kẻ ăn rất nhiều, rất mạnh nhưng không lao động, lười nhác, ngu ngốc kiếm mồi mà không có nổi một miếng ăn khiến cho cơ thể gầy trơ xương.
Song, ở chó sói ta thấy được đa phần là sự đáng ghét:
+ Đáng ghét ở cái sự độc ác: để có miếng ăn hắn sẵn sàng làm hại kẻ khác
+ Đáng ghét ở sự giả dối: mướn cớ " trừng phạt" để ăn thịt cừu non
=> Bi kịch tàn nhẫn và đáng phải chịu đựng của kẻ độc ác là sự ghét bỏ, xa lánh của người khác.
Các bài viết liên quan bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten: