Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Con cò siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.
+ Đ1: Cò đi vào lời ru mẹ cho con những giấc ngủ yên bình thuở ấu thơ
+ Đ2: Cò cùng con đến trường và theo bước con trong những tháng năm trưởng thành
+ Đ3: Tình mẹ dạt dào trong tiếng ru
Câu 1
Bài thơ phát triển từ hình tượng con cò: Hình ảnh con cò đã rất quen thuộc trong dân gian, đặc biệt được lấy chất liệu đưa vào những câu hát ru, những câu ca dao, dân ca Việt Nam. Hình ảnh con cò nó mang nhiều nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
+ Nó đại diện cho vẻ đẹp của những vùng quê, thôn xóm Việt Nam
+ Là hình ảnh những con người nông dân chăm chỉ, cần cù
+ Biểu tượng cho sự lam lũ, nhọc nhằn, sớm hôm tần tảo của người phụ nữ và bao phẩm chất tốt đẹp khác của họ nữa
+ Trong bài thơ này, Chế Lan Viên đã dùng hình ảnh “cò con” viết về tấm lòng, trái tim người mẹ và những câu hát ru em của mẹ.
Câu 2
Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau:
+ Đ1: Cò đi vào lời ru mẹ cho con những giấc ngủ yên bình thuở ấu thơ
+ Đ2: Cò cùng con đến trường và theo bước con trong những tháng năm trưởng thành
+ Đ3: Tình mẹ dạt dào trong tiếng ru
Sự phát triển trong ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cò: Con cò trong những tiếng hát ru của mẹ khi còn còn là một đứa bé trong nôi -> Con cò mang ánh mắt, niềm tin của mẹ luôn dõi theo, song hành cùng con khỉ khôn lớn -> Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ và của những lời hát ru. Không chỉ là một hình ảnh đơn thuần nữa mà có mang dáng dấp của mẹ, cò sẽ là điểm tựa, là vòng tay nâng đỡ, chở che và dìu dắt mỗi đưa con yêu thương bước đi, lớn khôn và thành đạt. Tình cảm nơi cò là tình cảm đầy thiêng liêng đẹp đẽ của tình mẹ, tình mẫu tử.
Câu 3
Tác giả sử dụng các bài ca dao sau:
“- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”
“- Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”
Tác giả vận dụng các bài ca dao xưa để viết một cách sáng tạo những hình ảnh quen thuộc vì vậy nó gần gũi với mỗi người, khơi gợi nỗi nhớ, niềm thương. Ở bài ca dao thứ nhất, hình ảnh con cò gợi ra những chiều êm ả yên bình, cánh cò trắng thong dong tự do bay lượn giữa trời xanh từ đồng quê lên đến thị thành. Không gian yên bình, thảnh thơi, không mang những ưu tư hay bộn bề, mệt mỏi. Ở bài ca dao thứ hai, mượn hình ảnh con cò để nói về vẻ đẹp trong lao động, trong phẩm chất của những người phụ nữ chịu thương, chịu khó, dầm dãi, lặn lội kiếm sống, kiếm cái ăn, cái mặc để lo cho con. Họ sẵn sàng chịu đựng mọi khổ cực, gian khó vì hạnh phúc của con.
Câu 4
Những câu thơ ấy mang đậm tính khái quát. Thể hiện trái tim yêu thương và rộng lớn của những người làm mẹ. Họ lo lắng một đời cho con, mẹ như sống cả hai cuộc đời vậy, cuộc đời mẹ và cả cuộc đời của con.
"Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời mẹ hát chính là cuộc đời, lời mẹ hát đi theo con suốt cả cuộc đời. Chiếc nôi nhỏ thời thơ ấu con nằm là cánh tay mẹ chở che, khi con vỗ cánh bay đi đến những miền trời xa xôi của ước mơ và khát vọng thì mẹ vẫn luôn ở đó, lời ru mẹ vẫn luôn vang vọng trong con, là điểm tựa để con cố gắng sống hạnh phúc, trưởng thành, mang lại niềm vui cho cuộc đời mẹ.
Câu 5
Thể thơ: Tự do
Nhịp thơ: êm đềm, sâu lắng, da diết. Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, mang âm hưởng của bao lời ru xưa giúp người đọc cảm thấy gần gũi, dễ đọc, dễ cảm hơn.
Giọng điệu: vừa tha thiết thương yêu, vừa mang chiều sâu triết lý.
Tác dụng: thể thơ tự do tạo thuận lợi cho việc bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, tuôn trào theo dòng nghĩ suy, bộc bạch mà không bị khuôn ép.
Các bài viết liên quan bài thơ Con cò: