Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
(a) – này: dùng để gọi
(b) – thưa ông: dùng để đáp
Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Các từ ngữ dùng để gọi hay đáp không tham gia vào việc phát triển nghĩa sự việc của câu
Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
+ Từ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại
+ Từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại diễn ra
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Khi lược bỏ các từ in đậm, nghĩa sự việc các câu không thay đổi, vì các câu trên khi lược bỏ từ in đậm vẫn là một câu nguyên vẹn, độc lập.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Ở câu a) từ ngữ in dậm chú thích cho từ “đứa con gái đầu lòng”
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Cụm chủ - vị in đậm nhằm giải thích rằng điều mà người viết nghĩ ”lão không hiểu tôi” chưa chắc là đã đúng.
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Các thành phần gọi - đáp: này; vâng
Từ “này” dùng để gọi
Từ “vâng” dùng để đáp
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Thành phần gọi - đáp: bầu ơi
Từ “bầu ơi” hướng đến tất cả mọi người chứ không riêng ai
Câu 3 - 4 (trang 33 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
+ Kể cả anh - giải thích cho mọi người
+ Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - giải thích cho “lớp trẻ”
+ Các thầy, cô giáo… đặc biệt là những người mẹ - giải thích cho “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.
Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Thanh niên luôn có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc đang bước vào thế kỉ mới. Mỗi người trẻ - kể cả những thanh niên trong nước và những người đang định cư ở nước ngoài - phải ra sức học tập, gắng sức rèn luyện để trau dồi tri thức, vững vàng bản lĩnh góp sức trẻ của mình vào dựng xây nước nhà. Kịp thời nắm bắt những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và xu thế phát triển của thế giới để không bị lạc hậu về tri thức và đời sống. Hãy tận dụng cơ hội dù bất kì nơi đâu để phát triển bản thân, trở thành một công dân tốt của nước nhà.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2