logo

Soạn bài: Các thành phần biệt lập (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Các thành phần biệt lập (siêu ngắn)


I. Thành phần tình thái

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Các từ ngữ in đậm được thể hiện trong những câu a) và b) thể hiện cách nhận định của người nói đối với từng sự việc

(a) – từ “chắc”: nhận định chắc rằng đứa con sẽ vui mừng mà chạy lại ôm anh.

(2) – từ “có lẽ”: sự nhận định có phần thiếu chắc chắn của ông bà.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

 Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa các sự việc trong câu sẽ không khác đi. Vì các từ ngữ in đậm này không tham gia quyết định vào việc nêu lên nghĩa sự việc của câu.


II. Thành phần cảm thán

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Các từ ngữ in đậm trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc nào.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Để hiểu được vì sao mà người nói lại kêu: “ồ”; “trời ơi” thì phải nhờ những từ ngữ đi theo phía sau các từ in đậm.

Trong câu a) là các từ “sao độ ấy mà vui thế”

Trong câu b) là các từ “chỉ còn có năm phút!”

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Các từ ngữ in đậm dùng trong câu có tác dụng thể hiện trạng thái tâm lý và cảm xúc của người nói

Trong câu a) cảm xúc vui khi nghĩ về ngày xưa gắn bó với làng

Trong câu b) cảm xúc ngạc nhiên và hụt hẫng


 Luyện tập

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

+ Câu a) thành phần tình thái là “có lẽ”

+ Câu b) thành phần cảm thán là “Chao ôi”

+ Câu c) thành phần tình thái là “hình như”

+ Câu d) thành phần tình thái là “chả nhẽ”

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Sắp xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy là:

Dường như = hình như = có vẻ như  <  có lẽ  <  chắc là  < chắc hẳn < chắc chắn

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

- Từ “chắc chắn” chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy

- Từ “hình như” chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy

Tác giả dùng từ “chắc” là hợp lý nhất.

Vì nếu xét theo khả năng, hai cha con lâu ngày không gặp nhau, bé Thu sẽ rất nhớ, rất mong được gặp ba và khi thấy ba chắc hẳn em sẽ chạy lại ôm lấy cha là điều dễ xảy ra. Nếu sử dụng từ “hình như” thì nó thể hiện một độ tin cậy thấp, do đó sẽ không hợp lý trong trường hợp này.

Song, những điều tương lai thường không biết trước được, điều đó có xảy ra hoặc không xảy ra còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, ở đây nó cũng chỉ đang trong sự suy nghĩ của nhân vật, vì vậy, dùng từ “chắc chắn” để khẳng định điều đó là không đúng.

 Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Đoạn văn tham khảo:

Xem bộ phim “Về nhà đi con”, chắc mọi người đều có những cảm xúc lắng lòng không thể nào quên được. Chao ôi, tình cảm của bố Sơn thật ấm áp biết bao khi dành cho các cô con gái của mình tất thảy sự yêu thương. Người bố ấy yêu con, thương con, tôn trọng quyết định của con, người bố đã bao dung nâng đỡ mỗi bước con sai lầm, cũng là người nghiêm khắc với con gái mình nhất. Những giọt nước mắt của bố Sơn, những nếp nhăn và nỗi lắng lo hiện trên khuôn mặt bố Sơn khiến em không thể không xót xa ngậm ngùi và kính trọng. “Về nhà đi con” có lẽ là câu nói thấm đẫm tình yêu chứa chan mà mỗi người con trong chúng ta đều thấu hiểu, đều trân trọng. Bộ phim đâu chỉ để xem giải trí mà nó còn cho chúng ta bao bài học quý giá trong đời về sự khiêm nhường, tình thân và cả sự hy sinh.

Thành phần cảm thán được sử dụng trong đoạn: “Chao ôi”

Thành phần tình thái được sử dụng trong đoạn : “Chắc”; “Có lẽ”

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads