Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
a. Bộ phận văn học chữ Hán:
TT |
Tác phẩm (Đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
1 |
Con hổ có nghĩa |
Vũ Trinh |
Truyện |
2 |
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng |
Hồ Nguyên Trừng |
Truyện |
3 |
Sông núi nước Nam |
Lí Thường Kiệt |
Thơ |
4 |
Phò giá về kinh |
Trần Quang Khải |
Thơ |
5 |
Thiên Trường vãn vọng |
Trần Nhân Tông |
Thơ |
6 |
Côn Sơn ca |
Nguyễn Trãi |
Thơ |
7 |
Chiếu dời đô |
Lí Công Uẩn |
Chiếu |
8 |
Hịch tướng sĩ |
Trần Quốc Tuấn |
Hịch |
9 |
Nước Đại Việt ta |
Nguyễn Trãi |
Cáo |
10 |
Bàn luận về phép học |
Nguyễn Thiếp |
Tấu |
11 |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Nguyễn Dữ |
Truyền kì |
12 |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh |
Phạm Đình Hổ |
Tùy bút |
13 |
Hoàng Lê nhất thống chí |
Ngô gia văn phái |
Tiểu thuyết lịch sử |
b. Bộ phận văn học chữ Nôm:
TT |
Tác phẩm (Đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
1 |
Sau phút chia li |
Đoàn Thị Điểm |
Thơ song thất lục bát |
2 |
Bánh trôi nước |
Hồ Xuân Hương |
Thơ tứ tuyệt |
3 |
Qua Đèo Ngang |
Bà Huyện Thanh Quan |
Thơ song thất lục bát |
4 |
Bạn đến chơi nhà |
Nguyễn Khuyến |
Thơ song thất lục bát |
5 |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác |
Phan Bội Châu |
Thơ song thất lục bát |
6 |
Đập đá ở Côn Lôn |
Phan Châu Trinh |
Thơ song thất lục bát |
7 |
Muốn làm thằng Cuội |
Tản Đà |
Thơ song thất lục bát |
8 |
Hai chữ nước nhà |
Trần Tuấn Khải |
Thơ song thất lục bát |
9 |
Chị em Thúy Kiều |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
10 |
Cảnh ngày xuân |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
11 |
Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
12 |
Mã Giám Sinh mua Kiều |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
13 |
Thúy Kiều báo ân báo oán |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
14 |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
Nguyễn Đình Chiểu |
Truyện thơ |
15 |
Lục Vân Tiên gặp nạn |
Nguyễn Đình Chiểu |
Truyện thơ |
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Tiêu chí so sánh |
Văn học dân gian |
Văn học viết |
Tác giả |
Vô danh, mang tính tập thể |
Cá nhân |
Thời điểm sáng tác |
Khó xác định |
Dễ xác định |
Phương thức lưu truyền |
Truyền miệng, sau này được ghi chép lại |
Văn tự (văn bản) |
Dị bản |
Có |
Không |
Hệ thống thể loại |
Đa dạng, đặc trưng, văn học viết không lặp lại |
Phong phú |
Câu 3 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
+ Trong thơ Hồ Xuân Hương có sử dụng và vận dụng các thành ngữ của văn học dân gian như:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm
+ Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có viết theo thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc hay được sử dụng trong ca dao dân ca, sử dụng các thành ngữ của văn học dân gian, ví dụ:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hay
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Thành ngữ: “mười phân vẹn mười” và “bạc như vôi”
+ Trong Con cò của Chế Lan Viên tác giả sử dụng hình tượng con cò quen thuộc trong ca dao dân ca.
Câu 4 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Một số dẫn chứng thể hiện cho tinh thần yêu nước là nội dung nổi bật của văn học Việt Nam:
- Thời kì Trung đại tinh thần yêu nước được thể hiện trong ý thức về toàn vẹn lãnh thổ ở Sông núi nước Nam, niềm tự hào về chiến công và ý thức dựng xây đất nước trong Phò giá về kinh, tố cáo tội ác man rợ của giặc trong Bình Ngô đại cáo, …..
- Đầu thế kỉ XX-Cách mạng tháng Tám 1945 tinh thần yêu nước được thể hiện trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh như Ngắm trăng, Rằm tháng giêng, Giải đi sớm,…
- Sau Cách mạng tháng Tám 1945 tình yêu nước được thể hiện qua lòng yêu làng, yêu cách mạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng, anh thanh niên hết mình và trách nhiệm với công việc để phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất cho nhân dân trong Lặng lẽ Sa Pa, sự tự hào trước biển cả giàu có và những người lao động hăng say nhiệt huyết trong Đoàn thuyền đánh cá, hình ảnh những người lính dũng cảm, hiên ngang, lạc quan ra trận đánh giặc trong Đồng Chí, Bài thơ về tiểu đối xe không kính.
Câu 5 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều:
- Thương xót trước số phận của những kiếp người phụ nữ chịu nhiều đau thương, bất hạnh như Thúy Kiều
- Tố cáo, vạch trần tội ác của chế độ bất công, xã hội coi trọng đồng tiền mà sẵn sàng giẫm đạp nhân cách con người
- Ca ngợi, trân trọng về nhân cách và phẩm hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ
- Nâng niu ước mơ công lý của con người
Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Lão Hạc:
- Thương cảm trước cuộc sống nghèo nàn, khốn khổ của những người nông dân
- Ca ngợi vẻ đẹp lương thiện của người nông dân, họ dù đói khổ cũng giữ mình trong sạch, giàu lòng yêu thương
- Gửi gắm ước mơ về một đời sống ấm no, đủ đầy cho nhân dân
Câu 1 (trang 200 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Thể loại |
Định nghĩa |
Truyền thuyết |
Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. |
Truyện cười |
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán. |
Ca dao, dân ca |
Thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. |
Truyện ngụ ngôn |
Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn lời về loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy. |
Tục ngữ |
Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân, được vận dụng vào đời sống hằng ngày |
Truyện cổ tích |
Truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác. |
Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Các ví dụ:
Kiểu nhân vật |
Nhân vật |
Nhân vật dũng sĩ |
Thạch Sanh |
Nhân vật có tài năng đặc biệt |
Em bé thông minh |
Nhân vật xấu xí |
Sọ Dừa |
Nhân vật ngốc nghếch |
Chàng ngốc |
Câu 3 (trang 194 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
1 |
Bước T |
tới T |
Đèo B |
Ngang B |
bóng T |
xế T |
tà B |
2 |
Cỏ T |
cây B |
chen B |
đá T |
lá T |
chen B |
hoa B |
3 |
Lom B |
khom B |
dưới T |
núi T |
tiều B |
vài B |
chú T |
4 |
Lác T |
đác T |
bên B |
sông B |
chợ T |
mấy T |
nhà B |
5 |
Nhớ T |
nước T |
đau B |
lòng B |
con B |
quốc T |
quốc T |
6 |
Thương B |
nhà B |
mỏi T |
miệng T |
cái T |
gia B |
gia B |
7 |
Dừng B |
chân B |
đứng T |
lại T |
trời B |
non B |
nước T |
8 |
Một T |
mảnh T |
tình B |
riêng B |
ta B |
với T |
ta B |
Câu 4 (trang 200 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Hai truyện thơ Nôm là Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên.
- Tóm tắt Truyện Kiều: Thúy Kiều vốn là con gái của một gia đình khá giả, nàng không chỉ có một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn có tài năng nức tiếng. Thúy Kiều gặp gỡ chàng Kim trong một lần đi lễ, hai người nên duyên đẹp đẽ. Những sóng gió không may ập đến khiến tình duyên lỡ dở, nàng bán mình chuộc cha, trao duyên cho em gái Thúy Vân. Kể từ đó, nàng phải chịu bao phen khổ cực, tủi nhục khi bị bọn buôn người bán vào lầu xanh hết lần này đến lần khác. Một lần, nàng nhảy sông định tự tử nhưng được sư Giác Duyên cứu giúp, rồi một thời gian gặp lại chàng Kim khi chàn đi tìm. Hai người không nên duyên đôi lứa mà chọn cách làm bạn của nhau.
- Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên:
Chàng Lục Vân Tiên là người anh hùng giỏi văn võ lại có chí khí của một đấng quân tử. Một lần trên đường về thăm nhà thấy Kiều Nguyệt Nga gặp nạn, chàng trai họ Lục ra tay cứu giúp mà không màng ơn báo đáp, phẩm chất đẹp đẽ của chàng khiến Kiều Nguyệt Nga đem lòng mến mộ, yêu thương, tự nguyện gắn bó với Vân tiên suốt đời. Còn Vân Tiên, sau khi cứu giúp chàng tiếp tục vơi những dự định của mình, Vân Tiên chuyên tâm học hành, ôn luyện để đi thi, trên đường tới ứng thi, chàng gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, họ kết làm thân tình, trở thành bạn bè của nhau nhưng lại rất đố kỵ với tài năng, học thức của Vân Tiên.
Khi nghe tin mẹ mất, Vân Tiên đau lòng, bỏ thi để về chịu tang mẹ rồi bị đau nặng mà mù mắt, với lòng ghen ghét sẵn có, Trịnh Hâm nổi máu và thừa cơ ám hại Vân Tiên khi đẩy chàng xuống sông. Gia đình Ngư ông thấy người bị nạn, cứu vớt lên và giúp đỡ chàng. Sau đó, chàng bị kẻ xấu hãm hại, bị thả vào hang núi, được người giúp đỡ chàng gặp lại người bạn Hớn Minh năm xưa, được nhờ thuốc tiên mà mắt sáng lại. Chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga trong khu rừng khi đi lạc, hai người mừng tủi, kể từ đấy sống với nhau hạnh phúc, ấm êm.
Câu 5 (trang 200 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Đoạn thơ trong truyện Kiều thể hiện sự linh hoạt trong thuật việc:
"Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
(Cảnh ngày xuân)
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.”
(Mã Giám Sinh mua Kiều)
Câu 6 (trang 201 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
+ Truyện ngắn trung đại có thể kể đến Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, một điểm nhìn, kể theo ngôi thứ ba, chủ yếu theo lối trần thuật lại mà không đi vào chi tiết. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động, đối thoại. Phương thức chủ yếu là tự sự, ít kết hợp với các phương thức khác.
+ Trong các truyện ngắn hiện đại, tiêu biểu có tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, truyện ngắn được kể theo nhiều điểm nhìn, kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc của chính mình trong câu chuyện. Tính cách nhân vật được thể hiện thông qua những suy nghĩ trong nội tâm và hành động, ngoại hình và cả đối thoại. Truyện ngắn hiện đại cũng kết hợp đa dạng các phương thức như tự sự, miêu tả, nghị luận và biểu cảm,...
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2