logo

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn (siêu ngắn)


I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 170 sgk NGữ Văn Tập 2)

- Tự sự kể và trình bày các sự việc thông qua tác phẩm văn học hay bản tin báo chí nhằm đưa ra những quy luật trong đời sống hay bày tỏ mọt tình cảm, thái độ nào đó

- Miêu tả thể hiện các đặc điểm của sự vật, con người hay hiện tượng giúp nhận biết và cảm nhận về đối tượng đáng nói đến

- Thuyết minh đưa đến những tri thức chính xác và khách quan về đặc điểm, tính chất, ưu, khuyết điểm, thuận lợi và hạn chế đối tượng, vấn đề được nói đến

- Nghị luận đưa ra những cách nhìn, ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề xã hội, con người, hay tác phẩm văn học nhằm khuyến khích, thuyết phục người khác sống tích cực, ủng hộ cái tốt phê phán cái xấu

- Văn bản điều hành mang tính pháp lý, trình bày nguyện vọng hay đưa ra yêu cầu, quyết định hay thỏa thuận thực thi nhằm đảm bảo quan hệ bình đẳng theo pháp luật

Câu 2 (trang 170 sgk NGữ Văn 9 Tập 2)

Các văn bản trên không thay thế được cho nhau.

Vì: Mỗi kiểu văn bản có những đặc điểm riêng để phục vụ những mục đích riêng.

Câu 3 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Có thể phối kết hợp các phương thức biểu với nhau trog một văn bản cụ thể, vì khi phối hợp giúp cho mục đích của văn bản được thể hiện rõ hơn, văn bản cũng hấp dẫn và sinh động hơn.

Ví dụ: Trong văn bản tự sự: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có kết hợp giữa tự sự, miêu tả, và biểu cảm, từ đó thể hiện rõ hơn cảm xúc của nhân vật, qua đó thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Câu 4 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

a. Các thể loại văn học đã học:

+ Thơ

+ Truyện dài, kí, tiểu thuyết chương hồi

+ Truyện ngắn

+ Ca dao, dân ca

+ Câu đố, phóng sự,...

b. 

   - Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

   - Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.

   - Truyện dài có phương thức chủ yếu là tự sự

   - Ca dao, dân ca có phương thức chủ yếu là biểu cảm

c. Trong các tác phẩm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng các yếu tố nghị luận.

Ví dụ:

+ Trong truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng yếu tố nghị luận mang tính triết lý về đời sống.

+ Trong đoạn trích thơ: Thúy Kiều báo ân báo oán, Hoạn Thư có đưa ra các lý lẽ để giảm tội trạng của mình

+ Trong thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh có sử dụng yếu tố miêu tả để tả quang cảnh thiên nhiên lúc thu về

Câu 5 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

* Giống nhau: Các yếu tố tự sự, kể chuyện giữ vai trò chính trong văn bản

* Khác:

 -  Kiểu văn bản tự sự: là cơ sở của thể loại văn tự sự, kiểu văn bản tự sự được sử dụng trong báo chí, văn học nghệ thuật, hay các bản tin,..

 - Thể loại văn học tự sự: chính là “môi trường” để kiểu văn bản tự sự xuất hiện, cần đảm bảo về cốt truyện, nhân vật, sự việc,… và được thể hiện đa dạng như truyện ngắn, tiểu thuyết,… dùng để phân biệt với các thể loại khác như thơ,…

 Câu 6 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình:

- Giống: đều bộc lộ cảm xúc của chủ thể

- Khác:

+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc về vấn đề, đối tượng nào đó

+ Tác phầm trữ tình: Bằng các hình tượng nghệ thuật, nhân vật trữ tình thể hiện đời sống tình cảm trước cuộc sống

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình:

- Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc thông qua các hình tượng nghệ thuật

- Tác phẩm trữ tình có giọng điệu mượt mà, giàu chất thơ, chất nhạc, thể hiện tình cảm thiết tha, viết theo nhiều thể loại như thơ lục bát, thơ tự do hay thơ bảy chữ,…

Câu 7 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Cần có các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận nhằm giúp bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động và giàu tính thuyết phục. Song, đó chỉ là các yếu tố phụ, không nên quá nhấn mạnh hay tập trung, yếu tố nghị luận vẫn giữ vai trò chủ yếu.


II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn được học giúp chúng ta khám phá tác phẩm văn học đọc- hiểu một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu học tốt đọc hiểu, các em sẽ học hỏi được lượng vốn từ cùng những tri thức, biện pháp nghệ thuật được những tác giả lớn sử dụng, học hỏi vận dụng sáng tạo vào bài viết của mình.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Phần Tiếng Việt cung cấp các tri thức về câu, từ, ngữ pháp một cách chính xác, cụ thể, từ đó khi các em áp dụng vào bài văn viết của mình được hợp lý hơn, biết cách sử dụng từ đúng nghĩa, sắp xếp trật tự câu logic, biết lựa chọn từ hay, chọn lọc để viết bài.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt:

- Phương thức miêu tả, tự sự giúp bài làm văn của các em trở nên cụ thể, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

- Yếu tố nghị luận, thuyết minh: giúp bài làm văn mang tính triết lý, thuyết phục hơn

- Biểu cảm: mang lại cho bài làm văn những xúc cảm, tác động tới tình cảm của người đọc, tạo tính chân thực cho văn bản


III. Các kiểu văn bản trọng tâm

1. Văn bản thuyết minh:

- Mục đích biểu đạt: Mang đến cho người đọc những tri thức khách quan, chính xác, khoa học nhất về sự vật, hiện tượng

- Chuẩn bị: nắm được đối tượng, tìm hiểu rõ về từng đối tượng, tra cứu các thông tin và lựa chọn thông tin chính xác

- Các phương pháp hay sử dụng:

+ Nêu khái niệm

+ Đưa số liệu, dẫn chứng

+ Thống kê

- Ngôn ngữ: đảm bảo chính xác, tránh dùng từ mơ hồ, đa nghĩa

2. Văn bản tự sự:

- Mục đích biểu đạt: kể lại các sự việc, câu chuyện về con người, sự vật,…

- Các yếu tố tạo thành:

+ Sự kiện

+ Nhân vật

+ Tình huống truyện

- Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm nhằm mục đích thể hiện được những cảm xúc nhân vật, miêu tả được ngoại hình góp phần thể hiện tính cách nhân vật, yếu tố nghị luận giúp bài văn mang tính triết lý, suy ngẫm từ đó văn bản sinh động, sâu sắc và giàu giá trị hơn.

- Ngôn ngữ: đa nghĩa, chọn lọc, giàu sức gợi.

3. Văn bản nghị luận:

a. Mục đích biểu đạt: đưa ra ý kiến, bàn luận, khuyến khích điều tốt, ủng hộ những điều tích cực, phê phán cái không hay.

b. Yếu tố tạo thành:

+ Luận điểm

+ Luận cứ.

c. Yêu cầu: Luận điểm, luận cứ phải chính xác, sát với vấn đề đang bàn luận. Lý lẽ đưa ra phải xác thực, thuyết phục được người nghe, người đọc

d. Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí:

Mở bài: Nêu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.

Thân bài:

+ Giải thích khái niệm, tư tưởng đạo lý cần bàn

+ Phân tích tính chính xác của tư tưởng, đạo lý

+ Đưa ra các dẫn chứng trong thực tế cuộc sống

+ Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý trong đời sống

+ Mở rộng vấn đề cần bàn

+ Rút ra bài học

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của tư tưởng, đạo lý

e. 

Mở bài: Giới thiệu về đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm văn học

Thân bài:

+ Hình ảnh, chi tiết đặc sắc tiêu biểu của đoạn thơ, bài thơ

+ Các biện pháp nghệ thuật được vận dụng trong đoạn thơ, bài thơ

+ Hình tượng các nhân vật trong tác phẩm văn học

+ Giá trị nội dung của tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads