Hướng dẫn Soạn bài Bắc Sơn siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
- Lớp I: Hoàn cảnh gia đình, sự tình của Thơm
- Lớp II: Hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu bị truy đuổi, chạy trốn vào nhà Thơm
-Lớp III: Thơm giúp đỡ hai cán bộ qua mắt Ngọc để chạy thoát
Câu 1
Trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, cụ Phương cùng con trai cùng tham gia cách mạng, còn vợ ông, cùng cô con gái là Thơm, con rể là Ngọc sợ hãi nên lẫn trốn. Sau một lần dẫn đường cho quân ta thì cụ Phương bị quân giặc bắn chết, sau đó em trai Thơm là Sáng cũng bị hy sinh dưới tay quân thù. Trước sự đau khổ đó, cùng lần trò chuyện với chồng về việc y đang truy lùng Thái và Cửu - hai người làm cách mạng, Thơm nhận ra Ngọc là kẻ phản động, cô ân hận và xót xa vô cùng. Khi Thái và Cửu vô tình chạy trốn vào nhà Thơm, lúc đầu cả hai người đều nghi ngờ lòng tốt của Thơm vì nghĩ rằng vợ của một kẻ phản động cũng là người phản dộng mà thôi, nhưng bằng sự chân thành của mình, Thơm đã thuyết phục được họ. Nhanh trí bảo hai người cán bộ vào buồng sau, Thơm đã dấu và cứu thoát hai người cách mạng. Đó cũng là lúc mà Thơm chính thức trở thành người của hàng ngũ cách mạng ta.
Câu 2
Lớp kịch này có tình huống bất ngờ xảy ra, đó là tình huống Thái và Cửu lẩn trốn trước sự truy lùng, vây bắt của Ngọc và quân giặc, nhưng họ lại vô tình chạy vào nhà của Ngọc. Lúc này Thơm đang ở nhà, Thơm đứng giữa hai lựa chọn là giao người cho chồng hay bảo vệ hai người cán bộ. Cuối cùng, Thơm đã dứt khoát chọn che dấu, giải thoát cho Thái và Cửu, đứng hẳn về phía cách mạng. Chính lần đó, Thơm cũng nhận ra được bộ mặt phản động, ghê tởm của chồng mình.
Câu 3
Phân tích nhân vật Thơm:
+ Hoàn cảnh: Thơm là một cô con gái trong gia đình, cụ Phương và Sáng là cha và em trai cô trong một lần tham gia phong trào cách mạng, đưa bộ đội ta lẩn trốn đã bị quân giặc bắn chết. Mẹ cô, bà cụ Phương cũng hoá điên dại. Nhìn cảnh tượng gia đình tan nát cô đau khổ vô cùng. Chồng Thơm - Ngọc lại là một kẻ đang dần lộ rõ bộ mặt của một kẻ theo Pháp.
+ Tâm trạng nhân vật Thơm:
- Đau khổ, ân hận, và day dứt khi mất đi cha và em, mẹ thì hoá điên
- Dù chồng rất thương và yêu chiều nhưng Thơm cũng bắt đầu có sự nghi ngờ và dần nhận thấy được những hành động phản cách mạng nơi Ngọc.
- Khi Thái và Cửu chạy vào nhà mình, lòng cô cũng đầy lo lắng cho sự an nguy của hai người
+ Hành động:
- Dùng lời nói và hành động để chứng minh trước sự nghi ngờ của Cửu
- Giấu Thái và Cửu vào buồng để họ trốn thoát
- Dùng lời lẽ để che mắt sự dò xét, tìm kiếm của Ngọc.
Câu 4
- Nhân vật Ngọc: Một kẻ bán nước, theo giặc, vì sự tham lam tiền bạc, chức quyền mà bắn giết, vây bắt những người cách mạng. Luôn tìm cách che giấu sự phản động của mình trước vợ, sẵn sàng giơ súng bắn người vợ mà hắn yêu chiều bấy lâu khi phát hiện vợ mình báo tin cho cách mạng. Ngọc là một kẻ tham lợi, cầu vinh bằng con đường tội lỗi.
- Nhân vật Thái:
Là người cách mạng yêu nước, đầy bình tĩnh, trưởng thành và có khả năng nhìn người sáng suốt. Tin vào Thơm - con gái của cụ Phương một người cách mạng yêu nước.
- Nhân vật Cửu:
Căm ghét những kẻ phản động, nhưng có chút nóng nảy, bốc đồng khi định bắn Thơm mà chưa suy xét kỹ lưỡng. Song, Cửu là người rất hăng hái và hết lòng trung thành với cách mạng.
Câu 5
Nghệ thuật:
+ Xây dựng được tình huống kịch đầy bất ngờ, đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le để bộc lộ tính cách nhân vật
+ Xung đột kịch đặc sắc, nó không chỉ là xung đột bên ngoài mà còn cả cũng đột bên trong nội tâm của nhân vật
+ Ngôn ngữ đối thoại khá linh hoạt, phù hợp với cảm xúc, tâm lý nhân vật và góp phần thể hiện tính cách nhân vật.
Các sự việc trong hồi kịch này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Các bài viết liên quan bài Bắc Sơn: