Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 9 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất
- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường): Chúa Trịnh sống trong xa hoa, lãng phí
- Phần 2 (còn lại): Quan lại hoành hành hại dân
Câu 1
Những chi tiết thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bọn quan lại:
+ Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, ham đến những nơi ngoài kinh thành ở trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy, ngao du sơn thủy, chẳng màng chính sự
+ Đình đài xây dựng nhiều vô kể
+ Nội thần, binh lính dàn trận mua vui cho chúa
+ Thích chơi đồ quý:
- trân cầm dị thú
- cổ mộc quái thạch
- chậu hoa cây cảnh
+ Phủ chúa bày biện vô số, không gì là không có: gây tốn kém tiền của, hoang phí không biết bao nhiêu.
** Nhận xét lời văn ghi chép của tác giả: lời văn miêu tả tỉ mỉ cảnh ăn chơi của vua chúa và bọn quan thần, chúng sống trong nhung lụa, gấm vóc, trên bạc vàng, của quý, ngự trị trong những lâu đài, cung điện.
** Lời văn ghi chép vừa mang đến thông tin đời sống hoan lạc của vua chúa vừa thể hiện cách đánh giá, thái độ căm phẫn của tác giả với lối sống ấy. Trong đoạn văn, tác giả nói "... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường" thế hiện một tương lai khốn đốn của vương triều, những cảnh ăn chơi, mê lạc chẳng lo gì đến nhân dân, hưởng những phú quý, vinh hoa bằng cướp bóc, trấn lột,...trên mồ hôi, nước mắt nhân dân rồi sẽ suy vong, đại bại mà thôi.
Câu 2
Thủ đoạn gây nhũng nhiễu của bọn quan lại, hầu cận:
+ Hoạn quan diễn cảnh giả dối, "mượn gió bẻ măng" mà doạ dẫm nhân dân
+ Dò xem ở đâu có cây cảnh, chim tốt, chậu hoa,... lấy cớ dâng vua chúa mà chiếm hữu
+ Vừa ăn cướp, vừa la làng: sai quân trộm còn doạ nạt lấy tiền dân
+ Buộc nhân dân phải đập bỏ tài sản của chính mình vì sợ tai vạ
=> Những kẻ tàn nhẫn, điêu ngoa, vụ lợi, độc ác. Trong đoạn văn, tác giả kể lại sự việc xảy ra trong chính nhà mình nhằm thể hiện tội ác của chúng không chừa một ai, đồng thời tăng tính thuyết phục cho câu chuyện vì đó là những gì tác giả đã trải qua, đã chứng kiến. Câu chuyện từ đó cũng trở nên sinh động, lôi cuốn người đọc (người nghe)
Câu 3
Theo em, thể văn tùy bút là ghi chép lại những sự việc, những câu chuyện có thật trong thực tế lịch sử mà người viết đã trải qua hoặc chứng kiến. Trong tùy bút, qua từng lời văn có bộc lộ suy nghĩ, thái độ và cách đánh giá của người viết về sự việc, con người. Tác giả viết tùy bút một cách tùy hứng không theo cốt truyện, không đặc tả ngoại hình, nội tâm nhân vật,...
Trong khi truyện là một lát cắt của hiện thực, truyện có diễn biến, có thắt nút, mở nút, có cốt truyện, có nhân vật,.... Khi viết truyện, tác giả thường khách quan hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá, tức là thông qua câu chuyện nội dung tư tưởng được bộc lộ khách quan.
(Trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tình trạng đất nước cuối thế kỉ 18 đầy rẫy những khó khăn, đời sống nhân dân khổ cực vì chính sự buông thả, ăn chơi trác táng của vua chúa, quan lại. Đối lập với sự khốn cùng của nhân dân là phủ chúa đủ đầy những của ngon vật lạ, những sản vật quý giá. Tất cả những thứ chúng có được là cướp trên xương máu, vất vả của nhân dân. Những người cai quản một nước lại bê tha, không lo triều đình, chính sự, thật buồn thay. Khốn khó, khổ cực, đớn đau, lầm than đều phải nhân dân phải chịu đựng.
Các bài viết liên quan Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: