logo

Soạn bài: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự (siêu ngắn)


I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự

a) Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho nội dung câu chuyện được thể hiện một cách ngắn gọn hơn. Đồng thời giúp người nghe (người đọc) có thể nắm được cốt truyện sơ lược khi chưa chưa có điều kiện để đọc hay chứng kiến câu chuyện.

b) Những tình huống khác cần vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản:

+ Kể lại vắn tắt lễ hội đua thuyền ở quê em

+ Tóm tắt diễn biến trận chung kết bóng đá giữa hai Việt Nam và Thái Lan


 II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a. Bám sát vào nội dung câu chuyện, ta thấy các sự việc đã được nêu tương đối đầy đủ. Song, còn thiếu một sự việc quan trọng góp phần vào diễn biến câu chuyện:

 + Bé Đản chỉ vào chiếc bóng trên tường và nói là cha mình lại đến, Trương Sinh hiểu ra lỗi lầm của mình là đã nghi oan vợ.

 + Đây là sự việc cần phải nêu vì nó là sự việc đóng vai trò quan trọng trong việc mở nút thắt cho câu chuyện. Bé Đản là người gieo mối nghi ngờ cho cha, cũng bé Đản là người giải đáp mối nghi ngờ đó. Sự việc đó tạo nên tính logic cho câu chuyện, góp phần thể hiện được nội dung văn bản.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tóm tắt:

 Sau khi cưới vợ được ít lâu, Trương Sinh phải đi lính ra chiến trường, người mẹ già ở lại sống với người vợ đảm đang, nết na là Vũ Thị Thiết. Được một thời gian, vì bệnh tật, mẹ già qua đời, Vũ Nương lo lắng chu toàn ma chay cho mẹ, sống cùng với đứa con nhỏ lên ba. Khi giặc bại trận cũng là lúc chàng Trương trở về, bản tính hay ghen tuông lại đa nghi, trót nghe lời thơ dại của con nhỏ mà vu oan cho Vũ Nương sống không chung thủy. Dù đã giải thích, van xin nhưng không được chồng hiểu, nàng đành trẫm mình xuống sông tự tử để tỏ lòng trong sạch. Khi vợ chết, một hôm, Trương Sinh ngồi với con bên ngọn đèn dầu, đứa bé nhìn chiếc bóng in trên tường rồi nói rằng cha lại đến. Bây giờ, Trương Sinh mới hiểu rõ ngọn ngành, biết rằng mình đã nghi oan vợ. Dưới động Linh Phi, Phan Lang gặp lại Vũ Nương, khi trở về trần gian, Vũ Nương gửi gắm chiếc hoa vàng và nhắn lời nói với chàng Trương lập đàn giải oan. Trương Sinh nghe rõ ngọn ngành từ lời Phan Lang, theo ý nàng lập đàn ở bến sông. Lúc này, Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa giữa dòng xuất hiện trong mờ ảo, rồi nhanh chóng rời đi, để lại chốn trần gian một niềm ân hận, tiếc nuối khôn nguôi.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Có thể kể ngắn gọn: Chàng Trương đi lính, ở nhà mẹ mất, cô con dâu là Vũ Nương lo ma chay chu tất cho mẹ. Ngày trở về, nghe lời đứa con thơ cùng bản tính đa nghi, ghen tuông sẵn có mà Trương Sinh cho rằng vợ không chung thủy, hắn đánh đập, chửi mắng vợ. Vũ Nương đành chấp nhận trẫm mình xuống sống tự vẫn. Dưới động Linh Phi, nàng gặp lại Phan Làng người cùng làng, Phan Lang được Linh Phi cứu sống khi chế đuối ở biển để đền ơn cứu mạng vua Nam Hải. Khi Phan Lang trở về trần gian, tìm đến Trương Sinh gửi lại lời Vũ Nương nhắn. Sau khi nghe Phan Lang trình bày mọi chuyện, Trương Sinh lập đàn để giải oan cho vợ mình, khi đàn lập xong thì Vũ Nương cũng vừa xuất hiện, rồi biến mất khỏi dương gian.


Luyện tập

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

    Lão Hạc là một người nông dân nghèo, lão có đứa con trai nhưng vì không đủ tiền để cưới vợ mà bất mãn rồi bỏ nhà đi đồn cao su. Lão sống một mình, có con chó Vàng làm bạn. Đời sống khó khăn lại càng khó khăn, mùa màng mất mát, lão buộc phải bán đi Vàng trong nỗi đau và dằn vặt. Còn mảnh đất và mấy chục đồng bạc, Lão Hạc đem gửi ông Giáo (người hàng xóm cạnh nhà) nhờ giữ hộ miếng đất cho con trai, số tiền thì đặng lo việc ma chay khi lão chết. Từ đó, lão nhịn ăn, kiếm củ ráy, củ môn,... mà sống qua ngày. Một hôm, lão sang nhà Binh Tư xin bả chó, cứ nghĩ rồi con người lương thiện ấy vì đói mà đánh mất cả nhân cách của mình. Rồi ông Giáo phải xót xa tận đáy lòng khi nhận ra cái chết đầy đau đớn của lão, có lẽ không ai hiểu rõ vì sao lão mất, trừ ông Giáo và Binh Tư.   

- Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng:

       Hai cô gái Xiu và Giôn-xi làm nghề hoạ sĩ. Số phận trớ trêu khi tuổi đang còn trẻ nhưng Giôn-xi lại mắc căn bệnh viêm phổi, một căn bệnh hiểm nghèo, nếu thiếu đi tinh thần kiên định và nghị lực sống thì sẽ rất khó qua khỏi. Cô thất vọng đến chán chường, ngày ngày đếm những chiếc lá rơi và luôn tin rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây kia rụng cũng là lúc cô sẽ chết. Xỉu đem chuyện cô bạn mình kể cho người hàng xóm là cụ già Bơ-men. Sáng ngày hôm sau, khi cứ ngỡ chiếc lá trên cây sẽ rụng hết thì nó vẫn còn đó, vẫn kiên cường chống chọi mưa bão tối qua. Giôn- xi từ đó dần lấy lại niềm hy vọng và nghị lực sống, cô đã dần khoẻ lại với ước mơ lớn. Chiếc lá cuối cùng ấy là thành quả suốt đêm thức trắng giữa giông bão của cụ Bơ-men, kiệt tác đã đánh đổi bằng chính mạng sống của cụ.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads