logo

Soạn bài: Nói với con

Bài thơ Nói với con là lời một người cha nói với con mình nhằm nhắc nhở con về cội nguồn, về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Nói với con để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung tư tưởng bài thơ nhé


Soạn bài: Nói với con (chi tiết)

Soạn bài Nói với con | Soạn văn 9


I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục bài thơ thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

Văn bản được chia làm 2 phần:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): Cái nôi đầu tiên ru vỗ cho con chính là tình yêu của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào của người cha với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, và tinh thần tự trọng, kiên cường bất khuất của quê hương và mong ước con mình sẽ kế thừa những đức tính ấy

Như vậy, theo bố cục bài thơ, ta có thể thấy nhà thơ đã có sự mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ lời tâm tình mà nâng lên lẽ sống, triết lý sống của một miền đất, một cộng đồng, từ tình cảm yêu thương, gắn bó đến tự hào, tự tôn.

Câu 2. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

  • Hình ảnh người con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ được nhà thơ khắc họa qua những câu thơ sau:

                                      “Chân phải bước tới cha

                                       Chân trái bước tới mẹ

                                       Một bước chạm tiếng nói

                                       Hai bước tới tiếng cười”

- Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ cùng với nét độc đáo, chân thật trong cách tư duy và diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra bức tranh một gia đình ấm áp, đầy ắp tiếng cười”.

- Đọc bài thơ ta như tưởng tượng được hình ảnh một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói, được cha mẹ ở bên nâng đỡ, động viên, khuyến khích. Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ láy tạo âm điệu quấn quýt khiến từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc tràn đầy. Bao quanh con là tiếng nói cười, tiếng động viên khuyến khích của cha mẹ với đứa trẻ thơ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận với tất cả niềm vui và tự hào. Trong tình thương ngập tràn ấy, con lớn khôn và trưởng thành từng ngày.

  • Hình ảnh người con được lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương

                                     “ Rừng cho hoa

                                       Con đường cho những tấm lòng”

- Y Phương đã chọn hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng, nói về món quà mà quê hương đã dành cho con. Hoa có thể là hoa thực – là những bông hóa núi rừng, những sản vật riêng có của quê hương đã nuôi con lớn lên từng ngày. “Hoa” ở đây còn có thể là những gì đẹp đẽ trong tâm hồn của con người quê hương đã góp phần hun đúc nên trái tim biết yêu thương và nhân cách sống cao đẹp ở con. Để mai này khi con khôn lớn tâm hồn ấy vẫn thật nhân hậu, nhân cách ấy vẫn thật sáng ngời bởi những bài t=học thuở bé thơ, bởi con được “con đường cho những tấm lòng”. 

- Điệp từ “cho” vang lên hai lần đầy ân nghĩa như một lời tri ân đến quê hương, con người nơi đây đã đem đến cho con những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất.

Câu 3. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời phải như thế nào?

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" như  lạc quan, coi nhẹ khó khăn, giàu tính tự tôn, sống giàu tính cảm và gắn bó với nơi mình sinh ra.

  • Người đồng mình giàu ý chí, nghị lực, sống có ước mơ và khát vọng.

                                    “Người đồng mình thương lắm con ơi

                                     Cao đo nỗi buồn

                                     Xa nuôi chí lớn”

+ Ở đây nhà thơ không sử dụng từ “yêu” mà sử dụng từ “thương”. Người cha thương cho cái gập ghềnh cát sỏi của con đường quê, thương cho những vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống con người nơi đây khi vừa phải khắc phục cái hiểm trở của thiên nhiên vừa xây dựng cuộc sống mới.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương lấy độ cao để đo nỗi buồn, lấy độ xa để thử thách ý chí và niềm tin ở con người.

+ Tính từ “cao”, “xa”  được lồng ghép trong mạch thơ tăng tiến giúp nhà thơ khắc họa sự tăng tiến giữa khó khăn, thử thách và ý chí con người.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều vất vả nhưng vượt lên tất cả họ vẫn sẽ sống tốt và ngày càng làm chủ cuộc sống của mình. Qua đó cha muốn truyền cho con động lực, sức mạnh vươn lên mọi khó khăn bằng chính bàn tay khối óc của chính mình.

  • Người đồng mình giàu nghĩa tình, gắn bó như máu thịt với quê hương, làng bản.

                                    “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

                                     Sống trong thung không chê thung nghèo đói

                                     Sống như sông, như suối

                                     Lên thác xuống ghềnh

                                     Không lo cực nhọc”

+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” cùng thành ngữ dân gian “lên thác xuống ghềnh” => gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, lam lũ

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu đã khẳng định một chân lý sống: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Họ không chê quê hương nghèo khó, không chê nơi sinh ra mình lam lũ mà họ xem như đó là thử thách để tôi luyện bản thân mình nhiều hơn.

+ Cha so sánh cách sống của những con người quê hương mình “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn của người đồng mình. Vất vả, trắc trở là thế nhưng tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như đại ngàn sông núi.

  • Tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng người đồng mình luôn có tinh thần tự tôn cao.

                                  “Người đồng mình thô sơ da thịt

                                   Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

                                   Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

                                  Còn quê hương thì làm phong tục”

- Ở hai câu thơ đầu tiên, cụm từ “thô sơ da thịt” là cách diễn đạt rất hình ảnh của người Tày nhằm miêu tả những con người mộc mạc, giản dị, chất phác. Cách nói trên càng ấn tượng hơn khi được kết hợp với cụm từ “chẳng nhỏ bé” nhằm nhấn mạnh sự lớn lao, vững vàng trong ý chí của người dân nơi đây. Bằng thủ pháp tương phản nhà thơ khắc họa hình ảnh con người quê hương mộc mạc mà giàu chí khí, thô sơ da thịt nhưng rất giàu niềm tin trong tâm hồn.  

- Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa rất chân thực, rất đời thường khi chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình thật đang tự hào khi họ -bằng chính bàn tay và khối óc,đã gây dựng và làm giàu đẹp hơn quê hương. “Kê cao” ở đây có nghĩa là nâng tầm vị thế quê hương mình. Ngược lại, quê hương cũng là những nơi dựa vào, là đòn bẩy tiếp thêm tình yêu, niềm tin, động lực để con người có thể góp sức mình xây dựng vào bảo vệ quê hương.

  • Khái quát thành lời dặn dò của người cha

                                 “Con ơi tuy thô sơ da thịt 

                                   Lên đường

                                   Không bao giờ nhỏ bé được

                                   Nghe con”

Một lần nữa “thơ sơ da thịt” lại được lặp lại nhằm khắc họa bản chất, mộc mạc của người nơi đây. Dù có chất phác, giản dị, dù có lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn thử thách thì khi lên đường cha vẫn mong con không được nhỏ bé, yếu đuối. Lên đường ở đây có thể hiểu là hành trình khi con khôn lớn trưởng thành, phải rời xa quê hương để lập nghiệp thì hành trình con mang theo chính là tâm hồn, là ý chí, là nghị lực mà quê hương bao năm đã hun đúc cho con. Vì vậy khi đã là một phần của quê hương này, bao giờ con cũng phải sống một cách ngẩng cao đầu, hiên ngang, kiêu hãnh mà sống.

Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

+ Yêu con nên cha hạnh phúc khi con mới chào đời, nâng đỡ từng bước đi chập chững của con để căn nhà nhỏ luôn ngập tràn tiếng cười

+ Yêu con nên cha muốn truyền lại cho con những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”

+ Yêu con nên cha đặt niềm tin, hi vọng vào con

Cha gửi gắm ở con bao niềm tin bởi động lực mà cha mẹ tiếp cho con không phải bằng những vật chất xa hóa, phù phiếm mà niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Câu 5. Nhận xét cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ.

- Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng giàu sức gợi tả.

- Bố cục logic, đặc biệt thể hiện tư duy của người miền núi


II. LUYỆN TẬP

Đặt mình vào vị trí người con, soạn 1 bài văn ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

      Cha kính mến!

      Những lời dặn dò của cha khiến con rất cảm động. Con rất ghi nhớ và biết ơn tình yêu mà cha mẹ và quê hương mình đã dành cho con. Cha mẹ đã dìu dắt, cổ vũ con từ những bước đi đầu đời. Còn quê hương đã hóa thân vào máu thịt, dáng hình để con có thể lớn khôn, cứng cáp như bây giờ.  

      Dẫu biết quê mình còn bao vất vả, người đồng mình lam lũ, khó nhọc nhưng đầy kiên cường, tự lập và tự tôn, gắn bó, sẻ chia cùng nhau.Con hứa sẽ tiếp nói truyền thống tốt đẹp ấy, luôn tự hào về mảnh đất nghèo khó mà kiên cường nơi con sinh ra. Dù có lớn khôn bao nhiêu, đi xa đến cỡ nào thì con mãi là người con của cha mẹ và quê hương mình. Con hứa sẽ sống xứng đáng với những gì con đã được nhận, con sẽ sống một cuộc đời “không nhỏ bé”


Soạn bài Nói với con (hay nhất)

Tình cảm của cha mẹ đối với con cái luôn là tình cảm thiêng liêng, mang tính triết lý điều này đã được Ý Phương thể hiện qua tác phẩm “Nói với con”. Đi cùng với đó là tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình.

Câu 1. Mượn lời nói của con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

- Từ đầu đến đẹp nhất trên đời: con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

Đoạn còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy ké tục xứng đáng truyền thống đó.

⇒ Khơi nguồn là tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống.

Câu 2. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

Chân phải … cha; Chân trái… một bước… hai bước… Hình ảnh về một gia đình cụ thể, quấn quýt của gia đình với con cái, cha mẹ, tiếng nói, tiếng cười. Khung cảnh gia đình đồng ấm, có cả cha cả mẹ luôn chăm chút con thể hiện niềm vui của mình trên từng bước đi của con. Từng ngày, từng ngày con lớn lên với sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ. Ngôn ngữ đời thường, chân thật, đơn giản nhưng chứa đựng chất chứa bao tình yêu thương lớn lao sâu sắc của cha mẹ dành cho con.

 Và cứ thế người con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. Cách nói quen thuộc và chân thật của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Đứa con nhỏ bước đi những bước đi đầu tiên của cuộc đời trong vòng tay của cha mẹ.

Câu 3. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?

  “Người đồng mình yêu lắm con ơi” câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp. Những hình ảnh chân thực được thể hiện trực tiếp nhằm thể hiện tình yêu, thể hiện suy nghĩ. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc. Những từ “cài, ken” vừa miêu tả cụ thể động tác lao động, vừa nói lên tình gắn bó quấn quýt. Rừng núi quê hương rất thơ mộng, nghĩa tình, đây là nơi che chở đùm bọc và nuôi dưỡng con người từ tình cảm đến lối sống. Điệp từ “cho” thể hiện nghĩa tình sâu đậm. Cả đoạn thơ là những hình ảnh thân thương về sự đùm bọc và che chở của cha mẹ, quê hương đối với người con, là cái nôi nuôi dưỡng cả tâm hồn và thể chất của mỗi con người.

Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

  Bằng các điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể kết hợp với kiểu dài ngắn khác nhau, lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền búi sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt như thiên nhiên, bền bỉ gắn bó với quê hương dù quê hương còn khó khăn. Là nhà thơ dân tộc Y Phương đã nói theo cách nói của dân tộc mình đã hiểu theo cách hiểu của họ và cảm nhận theo cách cảm nhận của “người đồng mình”. Đó là cách nói ví von qua hình ảnh cụ thể, diễn tả mộc mạc mà gợi cmar, các ví von thường ít thông qua biện pháp so sánh mà bằng các hoán dụ, ẩn dụ đổi hỏi phải biết ít nhiều về cảnh vật, lối sống của người dân tộc mới hiểu hết được,  Người cha muốn truyền vào lòng con sự chung thủy với quê hương, biết bất chấp và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Cuộc sống dẫu có đói nghèo, con người dẫu thô sơ da thịt nhưng tâm hồn họ luôn to lớn, luôn cao thượng, họ biết lo toan và mong ước “cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn”

Câu 5. Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”…)

 Đây là bài thơ xuất phát từ tình cảm gia đình của những dân tộc miền núi vì vậy tác giả đã sử dụng thể thơ tự do để thể hiện tình cảm một cách thoải mái nhất, chân thật nhất. nhưng không vì đó mà mất đi tính thơ, tính nhạc đặc sắc của tác phẩm. Đi cùng với đó là giọng điệu trìu mến, kết hợp với bố cục chặt chẽ đã giúp tác giả diễn đạt sâu sắc nhất tình cảm của mình.

*) Tổng kết: Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thể hiện tình cảm gắn bó truyền thống của cả một dân tộc lớn, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. 


Tổng kết bài Nói với con

Soạn bài Nói với con | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài Nói với con:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác