logo

Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ


Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (chi tiết)


I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

a. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

Các đề bài trên đều nêu ra một đoạn thơ, bài thơ từ đó yêu cầu học sinh phân tích, bình luận

- Giống nhau: Các đề đều đưa ra vấn đề cần nghị luận

      + Vấn đề nghị luận có thể là đoạn thơ, bài thơ cụ thể hoặc vấn đề gắn với đoạn thơ, bài thơ được nêu.

      + Đề bài có thể chép ra đoạn thơ ( đề 1,2) hoặc cũng có thể chỉ nhắc tới đoạn thơ, bài thơ có liên quan tới vấn đề cần nghị luận ( có thể toàn bài hoặc chỉ một khổ, một đoạn) (những đề còn lại)

- Khác nhau:

      + Có đề bài đưa ra định hướng từ những yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, cảm nhận và suy nghĩ…)

      + Có đề bài chung chung, không có yêu cầu rõ ràng (Đề 4, 7).

 b. Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận, suy nghĩ ( hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?

- Với đề phân tích: phân tách, nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh từ đó tổng kết những đặc điểm chung của đối tượng.

- Với đề cảm nhận, suy nghĩ: thiên nhiều hơn về cảm nhận chủ quan của cá nhân người viết. Thường ở dạng đề này người viết vẫn phải phân tích vấn đề cần nghị luận dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng đồng thời trong quá trình phân tích người viết bộc lộ cảm nhận, đánh giá, ý kiến riêng của bản thân mình về những khía cạnh của vấn đề đó. Từ đó rút ra kết luận và cảm nhận chung cho cả vấn đề

- Với đề không rõ yêu cầu cụ thể: đây là dạng đề tương đối mở, người viết thoải mái lựa chọn những hướng khác nhau để khái thác vấn đề cần bàn bạc.


II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

a. Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

- Phần TB thuộc “ Nhà thơ đã viết … thành thực của Tế Hanh”

=> Tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh trong cảm thức của người viết thôn qua cảnh ra khơi và về bến của dân chài. Qua đó thấy được sự gắn bó và nỗi nhớ cồn cào trong tâm hồn tác giả.

- Người viết trình bày những nhận xét về tình yêu quê hương:

+ Khái quát: Nhà thơ viết về quê bằng tất cả tình yêu và nỗi nhớ tha thiết.

+ Cảnh ra khơi đánh cá lúc sáng tinh mơ

+ Cảnh đoàn thuyền trở về tấp nập

+ Hình ảnh người dân chài nổi bật giữa đất trời

+ Tất cả kết tinh lại ở kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi

- MB, TB, KB có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng nhằm làm nổi bật chủ đề chung của bài viết.

 b. Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

Văn bản có tính hấp dẫn nhờ bố cục mạch lạc, luận điểm sáng rõ, phân tích có chiều sâu kết hợp lời văn tinh tế, trong sáng. Mạch viết phù hợp với mạch thơ và mạch cảm xúc của tác giả.


 III. LUYỆN TẬP

Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

  1. MB: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh

- Giới thiệu bài thơ Sang thu.

- Luận điểm chính của khổ 1: Những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khoảnh khắc cả đất trời đang chuyển mình vào thu. 

  1. TB

LĐ 1: 2 câu thơ đầu

                            “Bỗng nhận ra hương ổi

                           Phả vào trong gió se”

 -  Hữu Thỉnh ghi lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc, mang đặc trưng riêng của mùa thu làng quê Bắc Bộ phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, cũng thường chỉ thấy ở vùng Bắc Bộ.

- Đặc biệt cách dùng từ của tác giả rất độc đáo, mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió. Tác giả tả như không tả mà chỉ gợi, cảm tưởng rằng hương ổi ấy không biến mất, lẩn khuất mà tỏa hương và vấn vít vào mọi cảnh vật, theo làn gió tỏa ra khắp muôn nơi. Cảm giác như hương thơm tỏa ra và sánh lại, quyện lại trong từ “phả” đầy màu sắc ấy.

=> Tác giả thật tinh tế khi cảm nhận hương ổi mamg màu sắc đồng quê thật dân dã mà đầy thi vị của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

LĐ 2: 2 câu thơ sau

                                     “Sương chùng chình qua ngõ

                                    Hình như thu đã về”

- Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “chùng chình”

+ Gợi ra hình ảnh làn sương mỏng nhẹ, mềm mại, huyền ảo, thơ mộng trong khí thu mát mẹ

+ Cảm giác sương như chứa đựng đầy tâm trạng, vừa như lưu luyến vừa như đang chờ đợi, cảm giác đầy mơ hồ.

- Câu hỏi tu từ “Hình như” mang trạng thái nghi hoặc, một chút bâng khuâng trong thời kì giao mùa. Đặc trưng của mùa thu đang hiện diện, đang đi sâu vào lòng người bằng tất cả những giác quan. Nhưng có lẽ thu đến quá khẽ, quá nhẹ nên tác giả còn một chút hoài nghi chăng?

=> Đằng sau không gian làng quê bắt đầu bước mình sang thu ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống.

  1. KB: Đánh giá khái quát chung

- Tác phẩm

+ Nội dung: Qua khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ nên bức tranh thu thật nhẹ nhàng, thi vị qua tâm hồn tinh tế và sự quan sát nhạy bén của mình.

+ Nghệ thuật: Kết hợp các thủ pháp nghệ thuật tinh tế (nhân hóa, câu hỏi tu từ, …) cách dùng từ độc đáo, hình ảnh thân thuộc nhưng nhà thơ đã khai thác theo cách rất riêng,…

- Tác giả:

+ Tài năng nghệ thuật

+ Tấm lòng yêu, gắn bó tha thiết với thiên nhiên,…

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác