logo

Soạn bài: Sang thu

Hướng dẫn soạn bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh để cảm nhận được sự thay đối của thiên nhiên đất trời từ hạ chuyển sang thu cũng như sự biến đổi của lòng người trong khoảnh khắc đó. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung bài thơ.


Soạn bài: Sang thu (chi tiết)

Soạn bài Sang thu | Soạn văn 9

Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

Bước vận động chuyển mình sang thu của đất trời được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua những dấu hiệu chuyển mùa, bắt đầu là hương ổi.

                             “ Bỗng nhận ra hương ổi

                                Phả vào trong gió se”

Sau đó mùa thu được cảm nhận qua những hình ảnh như: sương, sông, chim, mây, nắng, sấm.

=> Tác giả cảm nhận mùa thu rất tinh tế qua sự kết hợp và cộng hưởng giữa hương thơm (hương ổi) cùng với hình ảnh (sương, sông, chim,…)

Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.

 (1) Đầu tiên là hình ảnh hương ổi

                         “Bỗng nhận ra hương ổi

                           Phả vào trong gió se”

- Liên hệ 1 số hình ảnh biểu trung cho mùa thu trong các bài thơ:

                         “ Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                            Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

                                                              (Xuân Diệu)

=> Chất thu man mác buồn, mang màu sắc bi thương.

   - Ngược lại, Hữu Thỉnh ghi lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc, mang đặc trưng riêng của mùa thu làng quê Bắc Bộ phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, cũng thường chỉ thấy ở vùng Bắc Bộ.

- Đặc biệt cách dùng từ của tác giả rất độc đáo, mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió. Tác giả tả như không tả mà chỉ gợi, cảm tưởng rằng hương ổi ấy không biến mất, lẩn khuất mà tỏa hương và vấn vít vào mọi cảnh vật, theo làn gió tỏa ra khắp muôn nơi. Cảm giác như hương thơm tỏa ra và sánh lại, quyện lại trong từ “phả” đầy màu sắc ấy.

=> Tác giả thật tinh tế khi cảm nhận hương ổi mamg màu sắc đồng quê thật dân dã mà đầy thi vị của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

(2). Hình ảnh sương

                                  “Sương chùng chình qua ngõ

                                    Hình như thu đã về”

- Liên hệ: Sương là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ như ca dao miêu tả cảnh hồ Tây “Mịt mù khói tỏa làn sương” hay trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

=> Cảm giác như làn sương được khắc họa ở đây khá dày đặc, mù mịt

- Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “chùng chình”

+ Gợi ra hình ảnh làn sương mỏng nhẹ, mềm mại, huyền ảo, thơ mộng trong khí thu mát mẹ

+ Cảm giác sương như chứa đựng đầy tâm trạng, vừa như lưu luyến vừa như đang chờ đợi, cảm giác đầy mơ hồ.

- Câu hỏi tu từ “Hình như” buông ra như một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng trong thời kì giao mùa. Đặc trưng của mùa thu đang hiện diện bằng tất cả giác quan (khứu giác, vị giác,…).  Có thể bởi bước chân thu đến quá nhẹ nhàng, mơ hồ nên tác giả còn một chút hoài nghi chăng?

=> Đằng sau không gian làng quê bắt đầu bước mình sang thu ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống.

(3). Hình ảnh sông, chim

                        “Sông được lúc dềnh dàng

                           Chim bắt đầu vội vã”

- Bắt đầu đến đây thì sự cảm nhận thiên nhiên bắt đầu có sự mở rộng hơn. Phép nhân hóa giúp nhà thơ đã tái hiện lại hồn cốt, dư âm của cảnh vật, của dòng sông quê hương. Vào mùa thu nước sông êm đềm, lững lờ trôi. Cái “dềnh dàng” không chỉ gợi tốc độ chảy của sông mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại để nghĩ suy về sự chảy trôi của đời người.

- Ngược với sự khoan thai của sống là sự vội vàng của những cánh chim trời đang di trú về phương Nam. Tác giả sử dụng thủ pháp ( sông chậm rãi- chim vội vàng, sông ở dưới thấp – chim ở trên cao, đối cả trong nhịp thơ). Qua đó ta có thể liên tưởng đến sự chuyển mình của đất nước: nước ta vừa trải qua chiến tranh đầy dữ dội và ác liệt, giờ đây đang bước mình sang cuộc sống thời bình đầy yên ả.

(4). Hình ảnh mây

                                  “ Có đám mây mùa hạ

                                     Vắt nửa mình sang thu”

- Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi hình ảnh đám mây như kéo dài ra, mơ màng buông mình trên nền trời xanh thẫm. Cách dùng từ như vậy cũng gợi ranh giới mỏng manh trong khoảnh khắc giao mùa. Phải chăng đám mây còn luyến tiếc ánh nắng ấm hồng của mùa hạ nên chỉ mới vắt nửa mình sang thu. Đám mây vắt lên cái ranh giới hạ thu và ngày càng nhỏ dân rồi đến một lúc nào đó hoàn toán biến mất để cả đám mây mùa hạ nhuốm màu sắc thu.

(5). Hình ảnh nắng, mưa

                             “Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                 Đẵ vơi dần cơn mưa”

+ Nắng, mưa vốn là hiện tượng thiên nhiên vận hành theo quy luật riêng của nó. Hữu Thỉnh đã nhìn ra từ cái mưa nắng hàng ngày một sự vơi dần đi. Nắng thu trong và dịu hơn cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hạ. Mưa cũng vẫn còn nhưng đã vơi nhiều so với những cơn mưa bóng mây kéo dài của mùa hạ.

+ “Vơi dần” không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi.

=> Dấu hiệu chuyển mùa

-> Sự quan sát tinh tế và cảm nhận bằng cả tâm hồn của nhà thơ.

   (6). Hình ảnh sấm, hàng cây

                                     “ Sấm cũng bớt bất ngờ

                                        Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Cuối hạ - đầu thu, khi đã đất trời đã vơi đi những cơn mưa xối xả thì theo đó mà sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội như trong những trận mưa mùa hạ tháng 6, tháng 7 nữa.

+ “Hàng cây đứng tuổi” => hàng cây đã trải qua bao cuộc chuyển mùa, đắm mình qua nhiều biến thiên cuộc sống nên cũng đủ trải nghiệm để có thể điềm nhiên đứng trước những biến động.

Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ-thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về 2 câu thơ cuối bài?

                                       “ Sấm cũng bớt bất ngờ

                                         Trên hàng cây đứng tuổi”

- Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 6 hình ảnh về mùa thu đã được phân tích kĩ ở câu 2 để chỉ ra nét riêng của thời điểm giao mùa ( lưu ý nếu đã phân tích kĩ như ở câu 2 thì chỉ cần nêu ra chứ không phân tích lại để tránh lặp)

- Phân tích 2 câu thơ cuối bài

+ Cuối hạ - đầu thu, khi đã đất trời đã vơi đi những cơn mưa xối xả thì theo đó mà sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội như trong những trận mưa mùa hạ tháng 6, tháng 7 nữa.

+ “Hàng cây đứng tuổi” ( phân tích như trên )

+ Hai câu thơ cuối còn mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi những liên tưởng sâu xa cho người đọc

  • “Sấm” => những biến động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
  • “Hàng cây đứng tuổi” => những con người đứng tuổi, từng trải.

=> Dường như giọng thơ trầm ấm và vương đọng nhiều chất triết lí hơn. Hình như trong những hình ảnh chứa những xao động về cuộc đời khi bước sang giai đoạn xế chiều, đứng tuổi. Mùa thu của thiên nhiên là sự khép lại những ồn ào, náo động còn mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ để bước sang sự trầm ổn, chín chắn hơn

=> “Sang thu” không chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Chỉ có ngòi bút nhiều trải nghiệm cùng tâm hồn luôn suy ngẫm và mở lòng với đời mới có những đúc rút tinh tế như vậy.


Soạn bài Sang thu (hay nhất)

Từ sự tinh tế qua cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên chân thật nhất trong thời khắc giao mùa.

Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì ?

Nhà thơ mang tâm trạng ngỡ ngàng nhận ra cảm xúc bâng khuâng. “Bỗng”, “Hình như” có mùi thoang thoảng, mộc mạc của hương ổi quê nhà, phả trong gió. Cảm giác đến thật bất chợt “bỗng nhận ra” cứ vấn vương lại trong tâm hồn nhà thơ khiến ông cảm thấy cả những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng qua ngõ. Mùa thu về mang theo sương chùng chình, thứ sương thu mềm mại nhẹ nhàng đến tự lúc nào khiến nhà thơ giật mình hơi bối rối, ngỡ ngàng trước hương thu đến bất chợt trên quê hương. Nhà thơ còn phải tự hỏi lại bản thân “hình như thu đã về” nhìn khắp cảnh vật đất trời, từ dòng sông đến con đê rồi cánh chim để xác nhận lại thông tin.  

Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)

 Sự chuyển mình sang thu không chỉ được biểu hiện qua sự đối lập trong hoạt động của sông của chim. Hữu Thỉnh đã dùng không gian để miêu tả thời gian, đây là một nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ của ông. Đám mây là nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Vẻ đẹp đó được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn.  Cái dềnh dàng của sông là sau lúc vượt ghềnh leo thác nhọc nhằn, đã đến lúc được thảnh thơi sau mùa lũ. Lũ chim thì  khi mùa thu chợt đến, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi. Hai tốc độ trái chiều giữa chậm và nhanh là quy luật không đồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn vật, muôn loài. Mọi thứ đều thay đổi khi thu về, có hồn và sống động hơn, sự vật trở nên duyên dáng, gần gũi với người hơn.

Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Vẫn là nắng, sấm, mưa – những thi liệu đặc trưng của mùa hạ những với độ giảm dần. Ranh giới chuyển biến giữa hai mùa vỗ cùng mong manh và khó cảm nhận được. Với những phó từ tác giả như đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng mưa… hạ nhạt dần và thu ngày càng đậm nét. Khi con người đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng và bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất suy nghĩ về con người và cuộc sống, Khi nhiều tuổi họ sẽ vững vàng, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ của cuộc sống một cách hiệu quả. Xét tình hình thực tế đất nước mới được thống nhất, thời kì đầu của hòa bình. Một mùa thu bình yên trên làng sau những năm tháng dài chiến tranh là thứ mà tác giả mong muốn người đọc có thể cảm nhận được. Hàng cây đứng tuổi cũng có thể hiểu như một nhân chứng đang quan sát lặng lẽ, lắng nghe và thấu hiểu âm thầm, khách quan những chuyển động bên ngoài cuộc sống xung quanh. Phải trăng cây đó chính là nhà thơ hóa thân nói lên lời thơ nhẹ nhàng.

*) Tổng kết: Qua sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên, con người khi đã đi được nửa cuộc đời: một mặt sâu sắc, chính chắn, thâm trầm và điềm đạm thêm, mặt khác cũng phải khẩn trương thêm và gấp gáp thêm. Tất cả những chuyển biến nhanh, vội vàng của cảnh vật chính là sự vội vã, gấp gáp của con người. Thiên nhiên và con người cũng một nhịp sang thu.


Tổng kết bài Sang thu

Soạn bài Sang thu | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài Sang thu:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác