logo

Soạn bài: Lượm (chi tiết)

Lượm của nhà thơ Tố Hữu là bài thơ hay và quen thuộc với các em học sinh. Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm nhỏ nhắn, hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng cũng không kém phần dũng cảm, mưu trí trên con đường đi liên lạc đầy hiểm nguy. Hãy cùng TOPLOIGIAI Soạn bài Lượm để hiểu chi tiết hơn về nội dung của bài thơ nhé:


Tóm tắt bài thơ Lượm

Soạn văn 6: Lượm | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Lượm


Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Soạn văn 6: Lượm | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Bài thơ được kể bằng lời kể của của tác giả qua hồi tưởng về một giai đoạn chiến tranh chống Pháp diễn ra hết sức gay go, khốc liệt “Ngày Huế đổ máu”. Họ gặp nhau rất tình cờ, tác giả vẫn kịp nhận ra Lượm với hình ảnh chú bé loắt choắt, có cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh…, làm công tác liên lạc.

Bài thơ được chia làm 3 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần”

+ Đoạn 2: Tiếp đến “Lượm ơi, còn không”

+ Đoạn 3: còn lại

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Khổ thơ thứ 2 đến khổ thơ thứ 5 là hình ảnh của Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu được tác giả khắc họa:

- Trang phục: “Cái xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch” -> Dáng vẻ hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ

- Dáng điệu: “Cái chân thoăn thoắt/Cái đầu nghênh nghênh” -> dáng vẻ nhanh nhẹn, hiếu động

- Cử chỉ: “Mồm huýt sáo vang/Như con chim chích; Cháu cười híp mí”

- Lời nói: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà”-> hồn nhiên, chân thật

          Các đoạn thơ được sử dụng thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh, nhiều từ láy góp phần tạo nên một hình ảnh Lượm vô cùng nhanh nhẹn, nhưng lại rất hồn nhiên và say mê tham gia công tác kháng chiến. Dưới cái khốc liệt đau đớn, tang thương của chiến thì sự hồn nhiên trong sáng từ chú bé Lượm đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng tác giả.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã thốt lên: “Ra thế/Lượm ơi!”

→ Câu thơ ngắt đôi làm hai, diễn tả nỗi đau xót đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào trong lòng tác giả.

- Tác giả hình dung ra sự hy sinh của Lượm:

+ Với nhiệm vụ: thư đề “Thượng Khẩn”

+ Trong hoàn cảnh: Đạn bay vèo vèo/Đường quê vắng vẻ/Lúa trổ đòng đòng

+ Với tư thế: “Sợ chi hiểm nghèo”

          Em đi làm nhiệm vụ giữa làn đạn của địch, nhưng đâu phải vì thế mà rụt rè lo sợ, em vẫn làm nhiệm vụ thật khẩn trương, bị kẻ thù phát hiện, chú ngã xuống tay nắm chặt bông lúa, hồn bay giữa đồng.

→ Hình ảnh chú bé dung cảm, nhanh nhẹn,quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không sợ khó khăn, hiểm nguy. Nhưng “Bỗng lòe chớp đỏ/Thôi rồi, Lượm ơi!. Lượm chẳng còn nữa. Câu cảm thán, ngắt nhịp ngắn, đại từ xưng hô thay đổi -> Thể hiện sự đau đớn, xót thương trước sự hy sinh của Lượm. Trân trọng vì sự hi sinh thiêng liêng cao cả của Lượm, linh hồn em hóa thân vào thiên nhiên hóa vào niềm tự hào dân tộc, độc lập của dân tộc.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Sự thay đổi trong cách xưng hô:

- Gọi là chú bé: để miêu tả hình dáng, tư thế cử chỉ của một cậu bé nhỏ nhắn, đáng yêu từ cái nhìn từ xa khi chưa gần gũi, thân mật

- Gọi là Lượm và cháu để thể hiện tình cảm thân mật hơn, gần gũi như người một nhà

- Gọi là đồng chí không phải tác giả muốn đùa vui với chú mà thực sự tác giả coi chú bé như đồng chí, như người bạn ngang hàng cùng nhau chiến đấu, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong công cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ tổ quốc.

- Gọi là “đồng chí nhỏ” vừa kết hợp được tình cảm thương mến, vừa thể hiện sự trân trọng giữa những người chiến sĩ với nhau.

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

 Hình ảnh của Lượm luôn sống mãi: “Lượm ơi, còn không”

          Câu hỏi tu từ, tách thành một khổ riêng: đau xót, ngỡ ngàng, suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm, thực chất tác giả không muốn tin rằng Lượm không còn nữa. Câu trả lời nằm ở hai khổ thơ cuối. Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tác giả muốn trả lời câu hỏi nhưng lại như muốn khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả, còn mãi với quê hương đất nước. Tác giả không muốn dừng lại ở sự đau xót, không muốn thể hiện cho người đọc thấy sự đau xót của mình trước sự hi sinh của Lượm mà ông muốn chúng ta cảm nhận được sự hy sinh cao cả của Lượm, em như một thiên thần nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương, giữa sự bình yên trong chiến tranh loạn lạc, em không phải là đã chết đi mà em đang bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng hơn với tuổi thơ của em, với tâm hồn em.


Xem thêm các bản Soạn bài Lượm khác


LUYỆN TẬP

Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

Bài mẫu 1

          Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đang vào giai đoạn khốc liệt và quan trọng nhất. Ở Huế, cuộc chiến cũng đang diễn ra sôi nổi và ác liệt với những trận đánh quan trọng. Như mọi ngày, chú bé liên lạc nhỏ - Lượm vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng hôm nay chú nhận được nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn. Trong bom đạn mịt mù, chú bé lao đi như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết tâm trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Vẫn với dáng vẻ nhanh nhẹn, hồn nhiên đó, nhưng 1 viên đạn đã bắn vào em. Em ngã xuống giữa đồng lúa thơm mùi sữa đang lên đòng, ngã xuống trên quê hương của mình. Lượm đã hi sinh rồi nhưng những hình ảnh sống động của bé vẫn luôn hiện lên trong lòng mỗi người, em chỉ như dừng lại nghỉ chân một chút ngắm nhìn quê hương của mình. Những hình ảnh đầu đội lệch mũ ca lô, cái chân thoăn thoắt, vừa đi vừa nhảy, miệng huýt sáo vang, dáng vẻ hồn nhiên ấy chưa bao giờ chết.

Bài mẫu 2

Soạn văn 6: Lượm | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tham khảo thêm các bài viết liên quan dến bài thơ Lượm:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác