logo

Soạn bài: Hoán dụ (chi tiết)


Soạn văn 6: Hoán dụ


I. HOÁN DỤ LÀ GÌ?

Xét các ví dụ và trả lời câu hỏi

Áo nâu: dùng để chỉ người nông dân, nông dân thường gắn với hình ảnh chiếc áo nâu.

Áo xanh: dùng để chỉ những người công nhân, công nhân thường gắn với hình ảnh chiếc áo xanh.

→ Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm tính chất đó

Nông thôn:  dùng để chỉ những người sống ở nông thôn

Thành thị: dùng để chỉ những người sống ở thành thị

→ Dựa vào quan hệ vật chứa đựng với vật bị chứa đựng

⇒ Tác dụng: Cách diễn đạt này không những làm câu thơ ngắn gọn, tạo nhịp điệu mà còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.


II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ

1.

a, Bàn tay: là một bộ phận của con người, khi ta lao động phải sử dụng đến tay vì vậy dùng bàn tay để chỉ người lao động -> Quan hệ bộ phận – toàn thể

b, Một,ba: Là số lượng cụ thể, một là biểu thị cho số ít, ba là biểu thị cho số nhiều -> quan hệ cụ thể- trừu tượng

c, Đổ máu: chỉ sự hi sinh mất mát-> quan hệ dấu hiệu của sự vật, trừu tượng

2. Các kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo nên phép hoán dụ:

- Bộ phận và toàn thể

- Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Dấu hiệu của sự vật và sự vật

- Cụ thể và trừu tượng


III. LUYỆN TẬP

1. Bài tập

a. Làng xóm : chỉ những người nông dân, thôn quê sống tại đây

→ Quan hệ vật chứa đựng với vật bị chứa đựng

b. Mười năm: chỉ thời gian trước mắt

Trăm năm: chỉ khoảng thời gian lâu dài

→ Quan hệ giữa cái trừu tượng với cái cụ thể

c. Áo chàm: chỉ con người

→ Lấy dấu hiệu gọi sự vật

d. Trái đất: chỉ toàn thể dân tộc

→ Lấy vật chứa đựng biểu thị vật bị chứa đựng

2. Điểm giống và khác giữa ẩn dụ và hoán dụ

 

ẨN DỤ

HOÁN DỤ

Giống nhau

-         Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

-         Đều nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

Khác nhau

Dựa vào quan hệ tương đồng về hình thức, cách thức thực hiện, …

Dựa vào quan hệ tương đối về bộ phận – toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật – sự vật; cụ thể - trừu tượng.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 24 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác