logo

Soạn bài: Hoán dụ (siêu ngắn)


Soạn bài: Hoán dụ


I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                 (Tố Hữu)

Các từ in đậm trong câu thơ:

- Áo nâu: chỉ người nông dân

- Áo xanh: chỉ người công nhân

- Nông thôn: chỉ nơi ở của nông dân .

- Thành thị: chỉ nơi làm việc, sống của công nhân, quan chức, …

 Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

- Áo nâu với áo xanh đều là những vật gắn liền với công nhân, nông dân. Công nhân thường mặc áo xanh, nông dân thường mặc áo nâu.

- Giữa nông thôn, thị thành với sự vật có quan hệ là nơi sinh sống, nơi làm việc. Nông dân ở nông thôn. Công nhân, quan chức,… ở thành thị.

 Câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc nhưng vẫn thể hiện đầy đủ tình cảm mà tác giả muốn truyền đạt. 


II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Bàn tay: Là thứ ta dùng để làm việc cũng như lao động nhiều nhất.

b) Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, một là số ít, ba là số nhiều.

c) Đổ máu: có thương tích, ở đây là chỉ chiến tranh sắp xảy ra.

 Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Câu a là  mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

- Câu b là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

- Câu c là thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.

 Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Một số kiểu quan hệ tạo ra phép hoán dụ:

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật


 III. Luyện tập

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Làng xóm ta (chỉ người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

b) Mười năm (chỉ thời gian ngắn hạn), trăm năm (chỉ thời gian kéo dài về sau): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

c) Áo chàm (chỉ người ở Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật.

d) Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

 Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Giống nhau : Đều là những biện pháp tu từ , có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm.

                      Đều là so sánh ngầm

- Khác nhau :

+ Ẩn dụ: Mối quan hệ tương đồng.

+ Hoán dụ: Mối quan hệ tương cận.

- Ví dụ minh họa:

+ Người Cha mái tóc bạc. ( Ẩn dụ)

+ Bác Hồ bảy mươi chín mùa xuân. (Hoán dụ)

 Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Học sinh tự làm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác