logo

Soạn bài: Lượm (siêu ngắn)

Soạn bài Lượm siêu ngắn gọn chỉ có tại TOPLOIGIAI. Soạn văn 6 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn giúp các bạn học môn Ngữ văn lớp 6 đơn giản, dễ dàng nhất


Soạn bài: Lượm


 I. Đọc - Hiểu bài thơ Lượm

Soạn Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 6)

 - Bài thơ là lời tự của người chú:

- Theo đó, bố cục 3 phần:

Soạn bài: Lượm (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai

Soạn Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 6)

- Về trang phục: “Cái xắc…. xinh”, “Ca lô đội…” (Trang phục của các chiến sĩ thời chống Pháp.)

- Lượm tự hào và yêu công việc.

- Cử chỉ nhanh nhẹn: Chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên, Cháu cười híp mí, Mồm huýt sáo vang.

- Lời nói tự nhiên chân thật: “ Cháu đi … ở nhà”

- Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu dễ mến.

Yếu tố nghệ thuật: so sánh, từ láy giúp khắc họa rõ nét sự tinh nghịch, hoạt bát của chú bé.

Soạn Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 6)

- Lượm phải đi làm nhiệm vụ nguy hiểm là đi lại giữa hai làn đạn của một trận đánh. Lượm phải đi nhanh để gửi thư thượng khẩn.

- Lượm bị kẻ thù phát hiện và nòng súng đã bắn trúng em. Lượm ngã xuống trên đồng lúa tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đồng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa…

- Hình ảnh Lượm gợi cho ta sự khâm phục, kính trọng và xúc động.

- Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

+ Ra thế

Lượm ơi! ...

  • Sự bất ngờ , đau lòng của người chú.

+ Thôi rồi, Lượm ơi!

  • Đây là câu cảm thán. Tác giả như theo dõi hành trình đưa thư của Lượm, rồi chết lặng khi thấy nòng súng của kẻ địch hướng về Lượm. Có lẽ, Lượm sẽ chẳng thoát khỏi cái chết.

+ Lượm ơi, còn không?

  • Chỉ một câu nhưng lại thành một khổ. Cho thấy dù đã biết sự thật thương tâm, người chú vẫn không thể nào tin được. Đồng thời khẳng định chú bé Lượm vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người, sống mãi cho tổ quốc ta.

+ Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối

  • Giặc không thể giết chết đi chú bé lượm hồn nhiên, tinh nghịch của chúng ta. Lượm sẽ mãi sống với thời gian, trường tồn cùng năm tháng.

 Soạn Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 6)

- Chú bé: cách gọi thân thương giữa người lớn và trẻ nhỏ, thể hiện sự yêu mến với Lượm.

- Cháu: thể hiện tình cảm gần gũi như ruột thịt, …

- Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết vừa trang trọng khi nhắc đến Lượm.

- Lượm ơi: sự xúc động tột cùng khi nghĩ đến hình ảnh chú bé lượm nằm bất động trong cánh đồng lúa ngập tràn….

 Soạn Câu 5 (trang 76 SGK Ngữ văn 6)

 Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

  Làm cho bài thơ được kết thúc vui vẻ với hình ảnh tươi cười, tinh nghịch của Lượm. Và Lượm mãi mãi sống trong lòng bạn đọc.


 II. Soạn bài Lượm Luyện tập 

 Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

 Học sinh tự làm.

Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

   Trong trận đấu ác liệt, Lượm đã nhận một nhiệm vụ rất nguy hiểm cũng như quan trọng đó là truyền tin thượng khẩn. Chú đồng chí nhỏ đã để thư cẩn thận, rồi tự mình băng qua mặt trận đầy khói đạn, súng lửa của địch.

    Như một điều đau lòng, địch đã hướng nòng súng  về chiếc mũ ca nô nhỏ của Lượm. Đoàng, tiếng súng kết thúc cuộc đưa thư cuối cùng của Lượm nhưng không thể chối bỏ Lượm luôn sống mãi trong lòng chúng ta.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác