logo

Soạn bài: Mưa (chi tiết)

Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa được viết bằng lời thơ ngộ nghĩnh, dựa trên tài quan sát tinh tế, trí tưởng tưởng phong phú và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa tinh tế. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên bức tranh sinh động, màu sắc, khiến các sự vật quanh ta bỗng trở nên gần gũi và đáng yêu. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Mưa để cảm nhận rõ hơn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này nhé


Soạn bài Mưa phần Đọc - hiểu

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè

- Bố cục:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “ nhảy múa” : Cảnh sắp mưa

+ Đoạn 2: Tiếp đến “hả hê’: Cảnh trong lúc mưa

+ Còn lại: Hình ảnh con người hiện lên trong mưa.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và độc đáo cùng với việc sử dụng các phép nhân hóa khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang một ý nghĩa biểu trưng độc đáo

→ Thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, tư thế vững chãi của con người. Con người và thiên nhiên hiện lên vui tươi, hòa quyện đồng đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a. - Lúc sắp mưa:

  + mối trẻ bay cao; mối già bay thấp

  + gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp

  + ông trời mặc áo giáp đen ra trận

  + muôn nghìn cây mía múa gươm

  + kiến hành quân

  + cỏ gà rung tai nghe

  + bụi tre tần ngần gỡ tóc

  + bưởi đu đưa bế lũ con

  + chớp rạch ngang trời

  + sấm ghé xuống sân khanh khách cười

  + cây dừa sải tay bơi

 + mùng tơi nhảy múa

- Trong cơn mưa

  + mưa rào ù ù

   + cóc nhảy chồm chồm

  + chó sủa

  + cây lá hả hê

  + bố đi cày về

b. Các trường hợp dùng phép nhân hóa

  + gà con rối rít tìm nơi trốn

  + ông trời mặc áo giáp đen ra trận

  + muôn nghìn cây mía múa gươm

  + kiến hành quân

  + cỏ gà rung tai nghe

  + bụi tre tần ngần gỡ tóc

  + hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc

  + sấm ghé xuống sân khanh khách cười

  + cây dừa sải tay bơi

  + ngọn mùng tơi nhảy múa

  + cây lá hả hê

→ Nghệ thuật nhân hóa: Tạo nên bức tranh sống động về một cơn mưa mùa hè dưới cái nhìn của trẻ thơ mọi thứ chẳng còn trở nên đáng sợ, tất cả đều trở nên mới mẻ, vui tươi mang màu sắc độc đáo dưới cái nhìn của trẻ nhỏ.

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

 Hình ảnh ẩn dụ người cha đi cày về “đội sấm. đội chớp”. Con người xuất hiện trên thiên nhiên dữ dội, vừa mang tính chất cụ thể vừa mang tính khái quát biểu tượng. Nhằm ca ngợi vẻ đẹp trong lao động của người nông dân Việt Nam, thể hiện sự cần cù, bình dị sẵn sàng chống chọi với những trở ngại mà thiên nhiên đem lại. Và tất nhiên họ chiến thắng và vượt qua tất cả được sánh vai ngang hàng với thiên nhiên, vũ trụ. Qua đó cùng là cách mà người con thể hiện tình cảm với cha của mình đó là sự tự hào, ngưỡng mộ, cha luôn là anh hùng trong mắt của chúng.


Soạn bài Mưa phần Luyện tập

Viết đoạn văn ngắn tả cơn mưa

Bài mẫu 1

Hôm nay khi cô giáo cho chúng tôi đề văn về tả lại một cơn mưa. Chắc có lẽ mọi người sẽ nói đến những cơn mưa hối hả mùa hạ, cơn mưa nhẹ nhàng mùa thu, hay cơn mưa xuân đặc biệt. Đối với riêng tôi, tôi luôn thích những cơn mưa chuyển mùa. Hà Nội lại bắt đầu chuyển mình sang đông, chiều chiều bạn sẽ bắt gặp những cơn mưa chuyển mùa trong thời gian này. Mưa có lúc rào rào xối xả chạy ngang những tán cây, những tòa nhà cao tầng, những có lúc lại nhẹ nhàng vài hạt mưa bay. Nó không dứt khoát mà nhùng nhằng như chả muốn rơi, thời tiết chả muốn sang đông. Tôi gọi nó là mùa lưng chừng, những cơn  mưa lưng chừng, lưng chừng như độ tuổi đang lớn của chúng tôi vậy. Cả thành phố hối hả trong cơn mưa, lúc mưa rào mọi người nhanh chóng dừng xe mặc áo mưa, nhưng rồi lại nhanh chóng ngớt hẳn. Cảm giác còn bao nhiêu nước ông trời lắc nốt đổ xuống để lại mùa đông lạnh khô trong long Hà Nội.

Bài mẫu 2

Soạn văn 6: Mưa | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác