logo

Soạn bài: Động từ (chi tiết)


Soạn văn 6: Động từ


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ

1. Động từ:

a, Đi, ra, đến, hỏi

b, Lấy, làm, lễ

c, Treo, có, xem, cười, bảo, bán, đề, là

2. Các động từ trên diễn đạt đều chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

3. Động từ khác danh từ ở chỗ:

- Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm, thực thể...

- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của thực thể, sự vật...

- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ để tạo thành cụm động từ

- Chức vụ chủ yếu: vị ngữ

- Khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ “đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,..”


II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH

1.

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Trả lời câu hỏi Làm gì?

Chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi

Chạy, cười, đi, đọc, hỏi, ngồi

Trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?

Dám, định, toan

Buồn, đau, gãy, nhức, nứt, yêu, vui

2.

Động từ tình thái: cần, nên, phải, có thể, không thể...

Động từ chỉ hành động: đánh, tặng, biếu, gửi...

Động từ chỉ trạng thái: còn, mất, vỡ, bể


III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.

- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.

- Động từ chỉ tình thái: đem, hay

Bài 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện vui này yếu tố gây cười đây với hai người cùng một mục đích cứu người thoát khỏi chết đuối nhưng với 2 cách nói khác nhau nên đem lại hậu quả khác nhau

- Người thứ nhất nói “Đưa tay cho tôi mau!” thì anh chàng kia không chịu nắm tay.

- Người thứ hai thay đổi động từ nói “Cầm lấy tay tôi này!” ngay lập tức anh chàng đưa tay ra.

Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

     + Đưa: trao cái gì đó cho người khác

     + Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác

 Điều này cho thấy tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu được bộc lộ và  thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe hai câu tỏ ý muốn cứu mạng chỉ khác giữa hai động từ “đưa” và “cầm”. Đúng như lời một anh chàng nói “Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.”. Ngay cả khi anh ta sắp chết đuối cũng không đưa tay mình cho người khác cứu.

Bài 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Viết chính tả Con hổ có nghĩa , sgk trang 141, 142,143

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 14 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác