logo

Soạn bài: Con hổ có nghĩa (chi tiết)

Câu truyện Con hổ có nghĩa là bài học về lối sống đậm ân tình ân nghĩa, cách ứng xử đầy nhân văn giữa người với người trong cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện của hai chú hổ khác nhau. Cùng TOPLOIGIAI Soạn bài Con hổ có nghĩa để tìm hiểu rõ hơn nhé


Khái quát truyện Con hổ có nghĩa


TÓM TẮT:

Tóm tắt 1

Soạn văn 6: Con hổ có nghĩa | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tóm tắt 2:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều, vào một đêm nọ, có một con hổ đực đến cõng bà vào rừng để đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực cảm tạ bà và đã đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc hơn mười lạng đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang, trong một lần lên núi đốn củi gặp con hổ đang bị mắc khúc xương ngang họng. Bác tiều đã ra tay giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ mang đến nhà một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ cũng đến viếng thậm chí, ngày giỗ bác tiều hằng năm, hổ đều mang dê hoặc lợn đến trước mộ.


BỐ CỤC:

- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.


Soạn bài Con hổ có nghĩa chi tiết

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Soạn văn 6: Con hổ có nghĩa | Soạn văn lớp 6 chi tiết

- Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam. Đây là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, thể loại này còn có cách viết khác hẳn với truyện hiện đại.

- Gồm có hai đoạn:

     +  Đoạn thứ nhất, kể lại câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần. Hổ cái khó sinh, sau khi được bà đỡ Trần giúp, cho uống thuốc và xoa bụng đã đẻ được. Vì vậy, mà hổ đực quỳ lạy cảm ơn rồi còn đào vàng lên biếu bà Trần.

     +  Đoạn thứ hai, là sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang. Bác tiều đã cứu hổ khỏi cái chết do hóc xương, nên hổ không quên ơn của bác mang biếu bác cả một con dê, đến khi bác chết thì đến bộ viếng và hằng năm, đều mang dê, bò đến trước mộ.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua việc tác giả mượn hình ảnh con hổ có những hành động, cử chỉ, nhân cách như một con người. Đặc biệt, hổ là chúa rừng xanh nổi tiếng là con động vật nguy hiểm, ăn thịt người nhưng lại có tấm lòng biết ơn người giúp đỡ mình sống có nghĩa, có tình. Qua hình ảnh con hổ, tác giả  muốn nói về con người sống cần phải có tình có nghĩa. Đây là cách diễn giải gián tiếp, tế nhị về con người nhưng đạt hiệu quả rất cao, khiến con người nhìn nhận lại cách sống của bản thân thực sự đã đúng, đã sống tình nghĩa.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

- Câu chuyện thứ nhất: Bà đỡ Trần  trong một đêm nọ bị một con hổ đực không biết từ đâu đến cõng bà vào rừng. Khi đó, bà sợ đến chết khiếp, run sợ không dám nhúc nhích vì bà nghĩ hổ ta tha bà vào rừng rồi ăn thịt. Nhưng hổ cầm tay bà nhìn hổ cái mà nhỏ nước mắt, chỉ muốn bà giúp hổ cái đang khó sinh, thấy vậy bà liền lấy thuốc để sẵn trong người hòa với nước suối cho hổ cái uống và xoa bóp bụng hổ, hổ liền đẻ được và hổ vui mừng. Rồi hổ đến một gốc cây gần đó, đào lên một thỏi vàng tâm hơn mười lạng đưa bà Trần và dẫn bà ra khỏi khu rừng. Nhờ số vàng hổ đưa, bà đã sống qua được năm mất mùa, đói kém.

- Câu chuyện thứ hai: Bác tiều phu đang bổ củi dưới thung lũng thì gặp con hổ trán trắng  có khúc xương mắc ngang cổ họng, máu me, nhớt dãi trào ra. Bá tiều trèo lên cây nói vọng xuống sẽ giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng. Nghe vậy, hổ năm ngoan ngõan cho bác tiều lấy chiếc xương ra, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.

- Các chi tiết thú vị:

+ Hổ đực cầm tay bà đỡ và nhìn hổ cái rơi nước mắt, hình ảnh này khiến ta liên tưởng tới người chồng thương vợ khi sinh đẻ, biết vợ đau nên lo lắng nhưng không làm được gì. Hổ đực cầm tay bà Trần mong bà giúp đỡ cho hổ cái đang đau đớn vì khó sinh.

+ Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc, cho thấy hổ là một con động vật có tình nghĩa, biết ơn đến người vừa giúp mình, vợ mình, giúp cho gia đình hổ có sự hạnh phúc chào đón sinh linh mới

 + Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu. Hổ thật biết phải trái, biết rằng lúc này , chỉ có bác tiều mới có thể cứu sống mình và khi bác tiều giúp hổ lấy khúc xương ra thì hổ bỏ đi. Bỏ đi ở đây không phải quên ơn, mà biết bác tiều có ơn cứu mạng nên không làm hại bác và tìm cách trả ơn. Chính điều này, dẫn đến việc hổ mang đến nhà bác tiều con nai, hổ đã nhớ lời bác tiều nói sau khi cứu giúp hổ thoát khỏi hoạn nạn.

- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: Nếu như con hổ đực trả ơn bà đỡ Trần ngay lúc đó và có hành động gầm lên một tiếng vì nghẹn ngào xúc động rồi bỏ đi thì con hổ trán trắng lại có cách trả ơn khác với ân nhân của mình. Hổ chia ngọt sẻ bùi với bác tiều, có miếng ngon , miếng lạ đều nhớ đến bác, khi bác chết nén đau thương lại đến mộ viếng bác và trong tâm khảm không thể nào quên được người đã cứu mạng mình, vẫn giữ trong lòng sự biết ơn. Đây cũng là tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời mà tác giả muốn giáo huấn con người ta, sống có nhân có nghĩa, luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện «Con hổ có nghĩa” là một câu chuyện mang ý nghĩa giáo huấn sâu sắc về cách sống ân nghĩa trong đạo làm người.

- Đề cao lối sống ân nghĩa, người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.

- Ca ngợi lối sống nghĩa tình, gặp người hoạn nạn sẵn sàng ra tay giúp đỡ, như vậy sẽ có ngày được báo đáp. Đó cũng là luật nhân quả ở đời, làm người tốt sẽ được người tốt giúp đỡ.

- Đồng thời, nhắc nhở chúng ta gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống “sống có ân nghĩa”.

- Trong câu chuyện, tác giả lấy hình ảnh một con vật hung dữ, bạo tàn là hổ mà lại sống ân nghĩa, tình cảm như vậy, cho ta thấy được tình yêu thương có thể cảm hóa con người từ độc ác trở lên tốt hơn, sống có đạo đức hơn. Vì vậy, mà chúng ta không nên có thái độ kì thị với người xấu, mà giúp họ trở về con đường hoàn lương, sẽ giúp cho xã hội của chúng ta tươi đẹp hơn.


Ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa

Soạn văn 6: Con hổ có nghĩa | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tham khảo thêm các bài viết liên quan

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác