logo

Soạn bài: Ẩn dụ (chi tiết)


Soạn văn 6: Ẩn dụ


I. ẨN DỤ LÀ GÌ ?

1.                      “Anh đội viên nhìn Bác

                         Càng nhìn lại càng thương

                           Người cha mái tóc bạc

                           Đốt lửa cho anh nằm.”

          Người cha: Chỉ Bác Hồ, ví Bác với người cha vì bác và họ có những điểm giống nhau: mái tóc bạc, đều yêu thương, chăm sóc đàn con chu đáo, tỉ mỉ.

2. Giống: Đều nêu lên sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng

Khác nhau:

+ So sánh: có đủ cả hai vế,

+ Ẩn dụ: lược bỏ một vế chỉ còn một vế


II. CÁC KIỂU ẨN DỤ

1. Thắp = nở hoa (cách thức tương đồng)

Thắp: hiện tượng bừng lên, chỉ sự nở hoa

Lửa hồng = đỏ thắm (hình ảnh tương đồng)

       Lửa hồng chỉ màu đỏ cảu hoa râm bụt, màu đỏ ví với lửa hồng

2. Nắng giòn tan: Như cảm nhận bằng vị giác về phẩm chất của bánh, đã chuyển đổi cảm giác từ vị giác sang thị giác -> chuyển đổi cảm giác

3. Một số kiểu tương đồng tạo phép ẩn dụ:

- Hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.


III. LUYỆN TẬP

1. Đặc điểm tác dụng của các cách diễn đạt:

Cách 1 : Diễn đạt thông thường

Cách 2: Sử dụng phép so sánh  Bác Hồ như người cha

Cách 3: Có sử dụng ẩn dụ người cha

⇒ So sánh và ẩn dụ đều là phép tu từ giúp cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn những ẩn dụ làm cho câu thơ mang tính hàm súc hơn.

2. Tìm các ẩn dụ:

a. Ăn quả chỉ người được thừa hưởng, mang ơn

    Kẻ trồng cây: chỉ người cống hiến, giúp đỡ, gây dựng

b. Mực – đen: sự tối tăm, mù mịt, xấu xa

    Đèn – sáng: sự sáng sủa, tốt đẹp

c. Thuyền: người ra đi

    Bến: người ở lại

d. Mặt trời trong lăng rất đỏ: dung hình ảnh mặt trời để nói về Bác vì mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài, còn Bác mang lại tự do độc lập, cho toàn dân tộc Việt Nam.

3. Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

a. Mùi + Chảy: khứu giác đến thị giác -> thể hiện rõ hơn sự say mê của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín

 b. Nắng + Cháy: xúc giác đến thị giác-> Gợi tả sinh động được hình ảnh của nắng, không còn bình thường như những tia nắng mắt thường chúng ta vẫn thường thấy mà nó như một vật mà ta có thể cầm nắm được.

c. Tiếng rơi rất mỏng: Thính giác đến thị giác, xúc giác -> thấy sâu sắc hơn cái nhẹ nhàng, tinh tế, tiếng rơi tự nhiên lại có hình có dạng

d. Ướt tiếng cười của bố: sự liên tưởng độc đáo. -> nét trong sáng, ngộ nghĩnh của trẻ thơ

⇒ Tác dụng: Tạo sự mới mẻ độc đáo, thể hiện sự tinh tế của người viết, tạo nên sự thú vị hấp dẫn người đọc, người nghe.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 23 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác