logo

Soạn bài: Tự do

Hướng dẫn Soạn bài Tự do chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất 


Khái quát về tác phẩm Tự do

 Soạn văn 12: Tự do


Soạn bài: Tự do

Câu 1 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):

Chủ đề bao trùm toàn bộ bài thơ đó chính là khát vọng về một cuộc sống tự do, không bị kìm kẹp trong những tầng áp bức, bóc lột của người dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược. Đó không chỉ là những lí thuyết về khát vọng tự do, mà nó còn thôi thúc, kêu gọi mọi người hãy đấu tranh, hãy đứng dậy bảo vệ lấy cuộc sống tự do của chính mình.

Các hình ảnh trong bài thơ được liệt kê theo 2 hướng chính, đó là những hình ảnh hữu hình, có thể nhìn thấy được, đó là trang vở, là bàn học, là đất cát, là cây xanh, là gươm đao, là áo mũ vua quan,…Ngoài ra còn có cách liệt kê những hình ảnh vô hình, không thể trực tiếp nhìn thấy như: mảnh đời trong xanh, thời thơ ấu, hồ vầng trăng,… Cách liệt kê này đã thể hiện một tư tưởng về tự do trên mọi phương diện, không chỉ đời sống vật chất mà còn phải tự do trên cả đời sống tinh thần.

Câu 2 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):

Cấu trúc tôi viết tên em như một điệp khúc ngân vang, nó vang lên khiến đọc giả đầy tò mò. Em là ai mà tôi lại liên tục phải viết tên như thế? Em là người hay vật, em hữu hình hay vô hình, chính cách nói đầy da diết này đã khiến lời thơ như một lời gợi mời, nhắc nhở vào tận tâm khảm của mỗi người đọc. Thế rồi, hai tiếng tự do vang lên đầy tự hào, mãnh liệt ở cuối bài thơ khiến người đọc như dâng trào niềm xúc động khó tả cùng với tâm trạng của nhà thơ. Dường như bùng lên trong tâm trí mỗi người là khát khao có thể viết lên tự do của chính mình vậy.

Việc lặp từ theo kiểu xoáy tròn chính là để tạo nhạc điệu cho bài thơ, khiến bài thơ vang lên như một bài hát, xoáy sâu thêm vào tâm khảm bạn đọc ấn tượng về sự tự do.

Đại từ em đã nhân hóa sự tự do lên, nó như một con người cần được yêu thương và trân trọng, trở thành đối tượng được tác giả bày tỏ nỗi niềm, tâm tư tình cảm của mình.

Câu 3 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):

Từ trên được sử dụng để chỉ cả không gian và thời gian trong bài thơ này.

Nhà thơ sử dụng từ trên một cách linh hoạt, tùy theo sự phát triển của mạch cảm xúc. Lúc thì khonog gian hiện ra với các yêu tố trừu tượng như ao mặt trời ẩm mốc,… lúc lại hiện ra không gian cụ thể hữu hình.

Đôi khi, tác giả còn đi sâu vào tâm trí, khám phá không gian của cảm xúc, của những khoảng lặng trong tâm hôn con người.

Chính sự đa dạng này đã bày tỏ niềm khao khát được tự do đến mãnh liệt, cả thời gian và không gian, cả cuộc sống thực tại hữu hình đến cuộc sống tâm trạng vô hình của tác giả.

Câu 4 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):

Tính chất thánh ca của bài thơ này còn nằm ở âm hưởng hào hùng, vang vọng trong tâm trí của mỗi người như những khúc thánh ca trong nhà thờ. Bài thơ vang lên vừa như ru đưa, vỗ về nhưng cũng lại như lời thức tỉnh, đánh thức mỗi người khỏi cơn mê, hãy thức dậy để giành lại tự do cho đất nước, dân tộc, và cho chính bản thân mình.

Tác giả dùng đại từ xưng hô tôi, nó không chỉ đề cập đến cá nhân nhà thơ, mà mỗi người chúng ta, khi đọc bài thơ lên, dường như thấy đang đọc lên tâm trạng của chính bản thân mình, là nhờ vào chữ  “tôi” đó.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác