logo

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (chi tiết)


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (chi tiết)


I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 174 sgk Văn 12 Tập 1):

- So sánh là phương pháp nhằm đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, tìm ra những điểm giống hoặc khác biệt giữa chúng. Từ đó ta thấy được những nét riêng biệt độc đáo của những sự vật được so sánh.

- Giải thích là phương pháp đưa ra những lí lẽ và ví dụ cụ thể để chứng minh cho những lí lẽ đó là đúng. Giải thích sẽ cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng được giải thích.

- Chứng minh là phương pháp đưa ra những dẫn chứng có thật để người nghe, người đọc tin vào điều được chứng minh.

- Phân tích là chia nhỏ vấn đề thành các yếu tố khác nhau để xem xét, có cái nhìn chi tiết về nó, từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về sự vật được phân tích.

- Bình luận lại chủ yếu là đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Trong phương pháp bình luận thì việc đưa ra được ý kiến cá nhân về tính đúng đắn, đa chiều của sự việc là một điều khá quan trọng.

- Bác bỏ là phương pháp đưa ra những ý kiến của mình để loại bỏ những ý kiến đã có trước đó. Muốn có thể bác bỏ được thì cần phải đưa ra được lí lẽ và dẫn chứng phù hợp.

Câu 2 (trang 174 sgk Văn 12 Tập 1):

Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập tuy ngắn nhưng lại là một minh chứng tiêu biểu cho việc sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận. Trong đó, có thể kể đến:

- Bác Hồ đã phân tích cụ thể những tội ác của thực dân Pháp, đó là những hành vi trái với chiêu bài bình đẳng bác ái mà chúng luôn rêu rao.

- Để người đọc tin vào lí lẽ mình đưa ra để phân tích, Hồ Chủ tịch đã chứng minh cụ thể bằng những việc làm, những tội ác thực sự của giặc Pháp.

- Sau khi nêu ra những dẫn chứng ấy, để bài viết tăng thêm sức thuyết phục, và có thể truyền tải chính xác tư tưởng của mình, Bác Hồ đã đưa ra những bình luận đầy đanh thép, như một lời kết tội không khoan nhượng quân giặc tàn bạo.

Câu 3 (trang 175 sgk Văn 12 Tập 1):

Viết bài nghị luận về ý kiến đặt ra trong câu nói: “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ.” (Giêm A-len)

a) Giải thích:

*Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn: cách diễn đạt giàu hình ảnh về khả năng tự giáo dục, là trách nhiệm của mỗi người đối với quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách bản thân.

*Chính họ…là đạo diễn cho cuộc đời họ: cách nói hàm súc về khả năng làm chủ cuộc đời của mỗi cá nhân.

*Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy chính họ…: khẳng định mỗi con người đều có khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân.

*Câu nói giúp mỗi người nhận ra được chính mình (Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta cần đi đến đâu?). Làm thế nào để thành công, hạnh phúc; nhưng không làm phương hại đến người khác, cộng đồng? Mỗi người sẽ tự quyết định nhân cách và cuộc đời mình.

b) Bàn luận:

Câu nói trên đúng nhưng chưa đủ vì: cuộc đời, quá trình hình thành nhân cách của mỗi người không chỉ chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan: (vốn sống, sự hiểu biết, bản lĩnh, nghị lực, ước mơ, khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự nhận thức, tự giáo dục… Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng có tính quyết định) mà còn chịu tác động không kém phần quan trọng của những yếu tố khách quan: gia đình, nhà trường, xã hội…

*Để trở thành người làm vườn, là đạo diễn của tâm hồn, của cuộc đời mình, mỗi cá nhân cần:

- Nhận thức đúng và trúng về chính mình (điều này không phải dễ).

- Chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết:

+ Hoạch định, phác thảo những việc cần làm.                                 

+ Tự bồi dưỡng kiến thức, phẩm chất, năng lực cho bản thân.

*Khi làm chủ được cuộc đời mình, con người ta dễ dàng hòa nhập và đứng vững trên đường đời để đi đến thành công…

c) Bài học đích đáng cho bản thân.


II. Luyện tập ở nhà

Câu 1 (trang 176 sgk Văn 12 Tập 1):

Văn chính luận của Hồ Chí Minh là minh chứng mẫu mực cho việc sử dụng thành công nhiều thao tác lập luận, và có giá trị thuyết phục người đọc cao.

Câu 2 (trang 176 sgk Văn 12 Tập 1):

Những nét mới mẻ trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Mở bài

Văn học là một người thư kí trung thành ghi lại chân thực bộ mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên một tác phẩm văn học muốn được lưu giữ mãi trong lòng bạn đọc thì nó không chỉ phản ánh hiện thực mà nó còn là sự khám phá, tìm tòi, những am hiểu, cách nhìn mới của tác giả với đời với con người, qua đó nhằm hướng con người tới các giá trị tốt đẹp. Khi đọc truyện ngắn Làng ta cũng sẽ cảm nhận được những điều mới mẻ, những lời nhắn nhủ mà Kim Lân muốn đem góp vào đời sống.

Thân bài

a) Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện được những điều hoàn toàn mới mẻ với những lời nhắn nhủ riêng của nhà văn trên cơ sở những vật liệu mượn được ở thực tại:

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại với sở trường về truyện ngắn. Đề tài chủ yếu của ông là viết về những người nông dân và những sinh hoạt làng quê. Những nhà văn cùng thời rất nhiều người đã hướng bút vào mảng đề tài này nhưng Kim Lân lại chọn cách viết riêng. Ông chuyên viết về những phong tục văn hóa cổ truyền, những điều dung dị mộc mạc chân chất của người dân quê. Tác phẩm của ông mang đậm hơi thở của đồng nội.

- Tác phẩm Làng : được sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Làng là một tác phẩm có cốt chuyện tâm lí bởi chuyện chỉ xoay quanh diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai - 1 người nông dân rất đỗi yêu làng tự hào về làng nhưng lại được tin làng theo giặc làm Việt gian. Đặt nhân vật vào tình huống căng thẳng, có tính chất thử thách đó nhà văn đã làm nổi bật những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời chống Pháp. Như vậy, với truyện ngắn này, Kim Lân đã mượn nhiều những vật liệu ở thực tại, và vật liệu đó chính là hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp và đời sống tình cảm của những người nông dân trong kháng chiến.

- Không chỉ vậy, nhà văn còn phát hiện ra những điều mới mẻ trong tâm hồn của người nông dân sau cách mạng tháng 8. Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua hình tượng ông Hai.

* Tình yêu làng của ông Hai ở nơi tản cư

  +) Điều đầu tiên ta cảm nhận được ở ông Hai là tình yêu làng xóm yêu quê hương tha thiết, nó gắn bó như máu thịt, như một phần cuộc sống của ông. Tác giả đã để ông hai bộc lộ tình cảm đó một cách nồng nhiệt, rất riêng mà cũng rất giống với những người dân lao đọng Việt Nam vốn sống với làng xóm, quê hương từ thuở tấm bé. Xong tình yêu làng của ông Hai không cổ hủ mà đã có những chuyển biến mới theo dòng chảy của thời đại. Sự đổi mới cũng rất hợp lí, đúng như sự rung động trong trái tim ông.

  +) Nếu như trước CMT8 ông thường khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc làng thì đến khi có ánh sáng Cm soi rọi ông lại thấy căm thù cái sinh phần đó. Ông khoe về sự giàu có của làng mình với những chòi phát thanh cao, với những con đường lát toàn đá xanh mà trời mưa bùn không dính đến gót chân. tình yêu làng đã khắc sâu trong trái tim ông trở thành một mối tình nóng bỏng, vì thế ông không muốn rời khỏi làng, nhưng vì nghe theo lời Cm, lời BH mà ông đã phải đi tản cư.

  +) Ở nơi tản cư, ông không nguôi nhớ về làng của mình. Ngày nào ông không nghe về làng là ông ăn không ngon ngủ không yên. Một khi kể chuyện về làng ông lại vui vẻ hoạt bát hẳn lên. Ông hồi tưởng về những ngày cùng anh em đào đường đắp ụ, ông băn khoăn về những công việc còn đang dở dang ở làng. Có lẽ tình yêu làng của ông Hai đã hòa cùng tình yêu kháng chiến, tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy đã gắn sâu vào tâm hồn, máu thịt của ông. Ở nơi tản cư ông cùng gia đình vẫn chăm chỉ làm ăn, nhưng ông còn một thú vui khác là thường xuyên đến phòng thông tin để nghe ngóng nắm bắt tình hình, tin tức của quân ta.

=>Đây chính là sự mới mẻ trong những chuyển biến tình cảm của người nông dân, trong sự phát hiện tìm tòi của nhà văn Kim Lân.

* Khi nghe tin làng theo giặc

   +) Cuộc sống của Ông Hai sẽ cứ thế yên ả trôi đi nếu như ông không nghe được tin dữ: Làng mình theo giặc, đó là vào một buổi trưa như mọi ngày, sau khi ở phòng thông tin bước ra, ông rất phấn khởi vui mừng: " Ruột gan ông lão cứ múa cả lên" vì những tin chiến thắng từ khắp mọi miền của Tổ Quốc. Bỗng nhiên ông nhận được tin làng mình theo giặc.

   +) Bao đau đớn tủi nhục ê chề làm cho cổ ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Chỉ bằng 1 chi tiết nhỏ Kim Lân đã diễn tả thành công nỗi đau sững sờ, choáng váng trong tâm hồn ông Hai. Nếu lúc "quay phắt lại" Để hơn những người tản cư ông hy vọng bao nhiêu thì khi biết tin đó là 9 giờ ông lại hụt hẫng bấy nhiêu. Trước cái tin sét đánh đó ông đã nghẹ ngào không nói nên lời. Ông xấu hổ tủi nhục đến mức không giám cho người tản cư biết mình là người làng Chợ dầu và ông đã bỏ làng đi nơi khác. Bên tai ông vẫn nghe rõ "Cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú": "Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó đói khổ ăn cắp, ăn chộm người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát". Chi tiết này đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy của Kim Lân từng gắn bó cuộc sống nông thôn, am hiểu sâu sắc về người nông dân cho nên hơn ai hết Kim Lân đã thấu hiểu rõ những tâm tư, suy nghĩ của họ để rồi thể hiện thành công ở nhân vật Ông Hai. Từ chỗ yêu con đường làng , yêu những mái nhà ngói, tình cảm của ông Hai đã tiến dần lên thành tình yêu kháng chiến yêu đất nước. Vì yêu nước nên khi nghe tin làng theo giặc ông đã đau đớn tủi nhục đén mức cúi gằm mặt xuống đất mà đi, không dám ngẩng đầu lên nhìn ai.

   +) Rồi về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn con nước mắt ông lão cứ trào ra, ông thương con thương thân mình vì đều là người làng chợ Dầu. Dù rất thương con nhưng ông đành bất lực. Ông rít lên chửi cái bọn ở làng nhưng vẫn ngờ rằng lời mình không được đúng lắm, rằng mình không nên tin vào cái lời đồn kia. Nhưng cứ nghĩ đến người đàn bà đi tản cư ông lại thấy tủi nhục ê chề, bao tâm trạng đan xen giằng xé đang bốc lên ngùn ngụt. Suốt ngày hôm đó, ông sống trong không khí ẩm đạm nặng nề và lo sợ.

    +) Luôn mấy ngày sau đó ông không ra khỏi nhà, lúc nào cũng lo lắng khổ đau, chỉ sợ mụ chủ nhà biết chuyện sẽ đuổi gia đình ông đi. Thoáng nghe: tây, việt gian hay những tiếng cười nói từ xa vọng lại ông lại lủi ra một góc nhà nín thít và thầm nghĩ: "thôi lại chuyện ấy rồi". Kim Lân đã miêu tả rất tinh tế nỗi ám ảnh thường trực đè nặng trong tâm hồn ông Hai, điều đó đủ cho thấy tình yêu làng của ông Hai hòa quyện trong tình yêu nước yêu kháng chiến đến mức độ nào.

    +) Khi mụ chủ nhà lên tiếng đuổi khéo, tâm trạng của ông Hai càng u ám, năng nề, rơi vào bế tắc tuyệt vọng. Trong ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: Không về làng thì biết đi đâu, nhưng nếu về làng nghĩa là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ, cam chịu kiếp nô lệ. giữa lúc bế tắc ông chỉ còn biết trò chuyện giải tỏa cùng đứa con út. Nói với con cũng chính là ông tự giãi bày, tự minh oan cho chính mình. Đó là lời khẳng định sự thủy chung gắn bó của ông Hai với cụ Hồ với cách mạng. Tuy đau khổ đén tột cùng, tuyệt vọng hết mức tưởng như rơi vào bế tắc nhưng ông hai vẫn hướng về Cm tin vào kháng chiến, tin vào Bác Hồ. Tấm lòng của ông chính là tấm lòng của người nông dân VN thời chống Pháp. Tình yêu nước đã bao trùm lên tình yêu làng quê. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng và cảm phục.

* Khi nghe tin làng cải chính

  Nếu truyện ngắn Làng thắt lại bằng tình huống khi nghe tin làng theo giặc thì lại mở ra bằng chi tiết ông nhận được tin cải chính. Hóa ra cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc chỉ là tin đồn. Nhận được tin này cái mặt buồn thiu mọi ngày lại trở nên tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Ông không quên mua quà cho các con rồi lại hối hả, lật đật chạy đi khoe khắp nơi. Ông Hai yêu nước đến xúc động, nhà bị đốt vẫn sung sướng vẫn múa tay lên khoe vì ông hiểu rằng như vậy là ông đã cống hiến cho quê hương, cho đất nước. Nếu lúc trước ông sụp đổ tinh thần ghê gớm thì bây giờ ông lại có niềm tin và hi vọng.

 => Như vậy ông Hai là một hình ảnh mới, đại diện cho người nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Dù rơi vào tột cùng đau khổ nhưng ông vẫn có niềm tin để sống, đó là niềm tin vào làng, vào cách mạng, và lòng tin kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi; lúc đó ông sẽ là người tự do, được sống trong một xã hội bình đẳng, bác ái. Đây thực sự là một sự thay đổi rất lớn so với những người nông dân trước cách mạng, mà một ví du cụ thể là hình ảnh lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Lão sống một cuộc đời đau khổ, bất hạnh, chỉ có cái chết đầy đau đớn dữ dội bằng bả chó mới là sự giải thoát duy nhất cho lão. Chết là hết, là không còn chịu sự kìm kẹp, bóc lột của xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Đó là cuộc đời chung của người nông dân khi chưa có ánh sáng cách mạng soi đường.

b) Điều mới mẻ của nhà văn Kim Lân còn được thể hiện trong những giá trị về mặt nghệ thuật mà tác phẩm đem lại. Làng có một cốt truyện đơn giản nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn người đọc bởi nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống độc đáo kết hợp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế. Tâm trạng nhân vật ông Hai được miêu tả tỉ mỉ có diễn biến, quá trình biểu hiện qua suy nghĩ cử chỉ thái độ lời nói khi trầm xuống lắng động với suy tư dằn vặt, day dứt, khổ đau đến tận cùng; khi thì ồn ào trong niềm vui sướng hạnh phúc đến tột bậc. Vì vậy ông Hai hiện lên chân thực giản dị, sống động, có chiều sâu và trở thành hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt nam trong kháng chiến chống Pháp với tình yêu quê hương, đát nước tha thiết.

c) Thông qua truyện ngắn Làng, nhà văn Kim lân muốn gửi gắm đến bạn đọc tình yêu làng quê vốn là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng tình yêu làng mới hòa quyện sâu sắc với tình yêu nước. Họ có niềm tin vào lãnh tụ, có tinh thần ủng hộ kháng chiến.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác