logo

Soạn bài: Bác ơi (Tố Hữu)

Hướng dẫn Soạn bài Bác ơi (Tố Hữu) chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác phẩm Bác ơi

Soạn văn 12: Bác ơi (Tố Hữu)


Soạn bài: Bác ơi (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1):

Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự kiện Bác qua đời đã được thể hiện một cách xúc động qua 4 khổ thơ đầu.

Sự ra đi quá đột ngột của Bác khiến cho nhà thơ không kịp đón nhận. Dường như đối với nhà thơ Bác như sống mãi. Trong vô thức, nhà thơ “chạy về” thăm bác, nhưng khi đến nơi mới nhận ra sự thật đầy đau lòng: Bác đã đi rồi sao Bác ơi.

Bác đi, để lại căn nhà sàn vắng hơi người, Bác đi để lại phòng lặng thinh không tiếng nói, không một ánh đèn. Bác đi giữa lúc vận nước đang lên, miền Nam sắp được giải phóng, tưởng chừng có thể rước Bác vào thăm đồng chí, đồng bào, nhưng giờ sao lại khó quá vậy.

Bác đi, để lại nỗi nhớ thương, buồn đau cho cả thiên nhiên đất trời. Trời tuôn mưa hay lòng dân cả nước đang khóc, đang xót thương trước sự ra đi của Bác.

Bác đi, cây trái chín vàng không người thu hái, hoa không còn thơm bởi vì đâu còn người thưởng. Mọi sự vật dường như trở nên vô duyên vì chính sự tồn tại của mình.

Câu 2 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Bác ơi (Tố Hữu) (chi tiết)

Sáu khổ thơ ở giữa đã miêu tả hình ảnh Bác Hồ, đoạn thơ cũng đồng thời trả lời cho câu hỏi tại sao sự ra đi của Bác lại để lại mất mát to lớn cho nhân dân, đất nước như vậy.

Bác luôn đau đáu nỗi đau nước mất nhà tan, cả cuộc đời Bác chỉ mong sau dân tộc được hoàn toàn tự do, nhân dân ta được ấm no, hạnh phúc. Một ham muốn tột bậc, ham muốn duy nhất của cả cuộc đời Bác cũng không phải dành cho bản thân mình, mà là vì dân, vì nước, một chút vụ lợi riêng tư cũng không có.

Tình yêu của Bác không gói gọn trong một đối tượng cụ thể. Bác lo cho từ em bé đến cụ già, bác lo lắng từ chị lao công quét đường cho đến người anh phụ trách công tác cận vệ. Những gì quý nhất, tốt nhất Bác không hề giữ cho mình mà luôn sẻ chia với mọi người, sữa cho em thơ và lụa tặng cụ già.

Tình yêu của Bác còn vượt qua biên giới quốc gia, đến toàn thể kiếp người cần lao trên toàn thế giới.

Câu 3 (trang 169 sgk Văn 12 Tập 1):

Chính vì sự vĩ đại, lớn lao của Bác mà người dân đất Việt ai cũng xót thương trước sự ra đi của Bác. Bác đi rồi, nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng nhiều thế hệ, Bác trở thành động lực để tuổi trẻ Việt Nam cố gắng phấn đấu nỗ lực, làm sao cho đất nước được sánh vai cùng với các cường quốc năm châu trên toàn thế giới.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác