logo

Soạn bài: Rừng xà nu

Hướng dẫn Soạn bài Rừng xà nu chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác phẩm Rừng xà nu

Soạn văn 12: Rừng xà nu

Tóm tắt: Truyện có kết cấu truyện lồng trong truyện. Đó là sự đồng hiện câu chuyện của Trung Thành và câu chuyện của cụ Mết. Từ đó, ta thấy được sức sống của cánh rừng xà nu cũng như những con người Tây Nguyên hồn hậu, nhiệt thành, thấy được tội ác của giặc cũng như chân lí bất biến muôn đời của cách mạng: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

Bố cục:

- Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng

- Phần 2 (còn lại): cụ Mết kể câu chuyện về cuộc đời của Tnú và người dân làng Xô Man


Soạn bài: Rừng xà nu

Soạn bài: Rừng xà nu (chi tiết)

Câu 1 (trang 48 sgk Văn 12 Tập 2):

Tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngắn thông qua một số chi tiết tiêu biểu:

- Nhan đề của tác phẩm mang hai tầng ý nghĩa: tả thực và biểu tượng:

+ Ý nghĩa tả thực: Xà nu là một loại cây quen thuộc ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Nhan đề của tác phẩm đề cập đến một loại cây gần gũi với người dân Tây Nguyên. Đây là một loại cây có sức sống mạnh mẽ, chống chịu được trước những khắc nghiệt của thời tiết.

+ Từ hình ảnh quen thuộc ấy, nhan đề còn mang một lớp nghĩa biểu tượng, khi rừng xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho lớp lớp thể hệ những người con Tây Nguyên. Đó cũng là những con người kiên cường, mạnh mẽ, không ngại khó khăn, gian khổ, có ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là đặt vào hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm trong những năm chống Mỹ ác liệt thì những phẩm chất đáng quí ấy của người dân Tây Nguyên càng được thể hiện rõ nét.

- Đối với những câu văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới làn bom đạn đại bác ác liệt, ta thấy được sức sống mãnh liệt của loài cây này. Cây lớn ngã xuống đã có ngay một cây non mới mọc lên. Có những cây trưởng thành, đạn đại bác không thể làm nó gục ngã, mặc dù đã khiến nó đứt đôi thân mình. Những chỗ bom đạn cứa vào lóng lánh một thứ ánh sáng đặc biệt của nhựa xà nu. Cánh rừng ấy đại diện cho những thương đau mà dân làng Xô Man phải gánh chịu. Hết lớp này đến lớp khác những người dân nơi đây phải sống trong cảnh đau thương máu lửa, không có một ngày bình yên, nhưng cũng như rừng xà nu kia, người dân làng Xô Man không chịu khuất phục, lớp cha trước lớp con sau, lớp này ngã xuống đã có lớp kia thế vào.

- Hình ảnh cánh rừng xà nu trải dài tít tắp đến tận chân trời cho thấy sức sống mạnh mẽ, sự hùng tráng, kiêu hãnh bất diệt của núi rừng Tây Nguyên, con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt của dân tộc.

Câu 2 (trang 48-49 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Những phẩm chất đáng quý của anh hùng Tnú được hình thành ngay từ khi còn thơ bé và tôi luyện rèn rũa trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, điều đó khiến cho Tnu trở thành một anh hùng không thể bị đánh bại. Cụ thể như sau:

- Khi còn bé Tnu đã thể hiện mình là một con người gai góc, dũng cảm và đầy quả quyết. Điều đó trước hết được thể hiện khi học chữ cùng với Mai và anh Quyết. Vì học chữ không vào, tự cảm thấy bản thân mình kém cỏi, sau này sẽ không thể giúp ích gì cho cách mạng nên Tnu cảm thấy rất đau khổ, anh kiên quyết đập vào đầu mình bằng một hòn đá để cảnh tỉnh, để nhắc nhở bản thân, hãy tập trung học để trở thành con người hữu ích. Tnu kiên quyết, cương trực với chính bản thân mình. Khi làm giao liên cho cách mạng, Tnu không hề ngại khó, anh biết được rằng chỗ nước nông thường xuyên có giặc phục kích cho nên cứ nhằm chỗ nước chảy xiết nhất mà bơi qua sông.

- Tnu còn mang một vẻ đẹp của hình thể sử thi, với những đường nét cường tráng như một cây xà nu lớn: bộ ngực rộng, hay cánh tay chắc khỏe, trên thân hình ấy là những vết sẹo đâm chém, những chứng tích cho sự gan góc, dũng cảm của anh.

- Tnu cũng như bao người dân làng Xô man khác, có một lòng căm thù giặc tây sâu sắc. Niềm căm thù ấy không chỉ đến từ những nỗi niềm chung của dân tộc, mà còn xuất phát từ chính số phận cá nhân Tnu. Tnu đã không cứu được vợ và con gái mình. Tnu đã để cho giặc tây giết chết chính vợ và con gái mình.

- Khi so sánh với A Phủ, Tnu có một số nét mới như: không phải sống kiếp tù đầy, nô lệ mà từ nhỏ đã được sống trong vòng tay yêu thương của dân làng Xô Man. Hơn thế nữa, sớm kế thừa truyền thống của buôn làng, Tnu cũng sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và tìm đường cứu buôn làng, dân tộc mình.

b. Cụ Mết nhắc đi nhắc lại câu: “Tnu không cứu được vợ con” là muốn chỉ ra một sự thật khắc nghiệt rằng: chính người anh hùng của buôn làng, chính người anh hùng mà cụ vừa mới kể cho lớp trẻ ấy, người ấy cũng có những điều không thể làm được, đến gia đình của chính mình mà còn không thể bảo vệ được. Nguyên do là vì đâu? Chính là bởi vì lúc ấy Tnu còn yếu, chưa có vũ khí, công cụ hỗ trợ trong tay, nếu chỉ có hai bàn tay trắng, Tnu sẽ không thế địch lại sức mạnh của bọn địch với sự hỗ trợ của những súng ống, đạn dược.

Từ đó, cụ Mết muốn khẳng định: muốn bảo vệ người thân, buôn làng, dân tộc, đất nước của mình bắt buộc phải cầm súng đứng dậy chiến đấu. Chiến tranh luôn đi liên với sự khốc liệt, nếu mình không tự biết bảo vệ mình thì sẽ không thể bảo vệ được đất nước mình. Đấu tranh bằng bạo lực là con đường duy nhất để thực hiện điều đó.

c. Đây cũng chính là chân lí của thời đại: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Trên đời này không có gì quý hơn độc lập tự do đúng như lời Bác Hồ đã nói, cho nên dù phải đánh đổi bằng cả xương máu tính mạng thì cũng nhất quyết hi sinh. Cụ Mết khẳng định nhiều lần để thế hệ con cháu khắc sâu vào đầu tư tưởng ấy, để tuân theo nó một cách triệt để nhất.

d. Vai trò của một số nhân vật trong truyện:

- Cụ Mết giống như linh hồn của toàn bộ buôn làng Xô Man. Cụ là cầu nối của thế hệ trước với thế hệ sau, cụ tiếp thêm lửa nhiệt tình chiến đấu, lòng yêu nước thương nhà đối với các thế hệ tương lại của buôn làng. Chính cụ là người đã lãnh đạo dân làng Xô Man nổi dậy khởi nghĩa và cũng chính cụ là người thuật lại, làm sống lại không khí khởi nghĩa sôi sục ấy đến với các thế hệ con cháu.

- Nhân vật Mai, Dít tiêu biểu cho những người phụ nữ Tây Nguyên. Cũng giống như biết bao người phụ nữ trên đất nước Việt Nam này, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.

- Bé Heng chính là đại diện cho thế hệ tương lai của buôn làng Tây Nguyên. Cậu chính là mầm non, là hi vọng nối tiếp cha anh, đưa cuộc khởi nghĩa của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.

Câu 3 (trang 49 sgk Văn 12 Tập 2):

Cánh rừng xà nu chính là hình ảnh đại diện cho Tnu, vừa là những khó khăn, vất và mà anh phải trải qua, vừa là những phẩm chất tốt đẹp, đáng quí mà anh có.

Vẻ đẹp hình thế của Tnu cũng được miêu tả với vẻ đẹp rắn rỏi, chắc chắn của một cây xà nu trưởng thành.

Cây xà nu dù bị bao nhiêu bom đạn trút vào cũng không chịu khuất phục, cũng như Tnu mỗi một vết thương thêm vào thân thể anh là một lần anh khắc sâu thêm lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc trả thù nước đền nợ nhà.

Câu 4 (trang 49 sgk Văn 12 Tập 2):

Tác phẩm mang vẻ đẹp của một thiên sử thi hùng tráng:

- Nhân vật sử thi: hình ảnh Tnu anh hùng, kiên cường bất khuất không gì có thể đánh bại chính là vẻ đẹp lí tưởng của sử thi.

- Không gian sử thi với nhà rông, bếp lửa, với hình ảnh già làng kể cho thế hệ con cháu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, buôn làng.

- Ngôn ngữ, giọng điệu đậm màu sắc sử thi hùng tráng.


Luyện tập

Đôi bàn tay Tnu là một trong những hình ảnh có sức cuốn hút và ám ảnh người đọc vô cùng lớn. Mặc dù thiên truyện đã kết thúc, nhưng trong tâm tưởng mỗi người vẫn âm ỉ cháy, đôi bàn tay Tnu âm ỉ cháy hay sức mạnh, sự kiên cường của anh để lại những dấu ấn mạnh  mẽ. Đôi bàn tay Tnu trước khi bị giặc thiêu cháy mười đầu ngón tay là đôi bàn tay của nghĩa tình, của tình yêu thương của một người đàn ông trụ cột gia đình. Với đôi bàn tay ấy, Tnu che chở cho mẹ con Mai trong cái đêm giạc càn ác liệt. Đôi bàn tay với mười đầu ngón tay bị thiêu chụi ấy chính là minh chứng rõ nét cho những tội ác không thể dung thứ của giặc. Đôi bàn tay ấy cũng thể hiện cho sức mạnh quật khởi của Tnu. Anh tàn nhưng không hề phế, với đôi bàn tay ấy, anh vẫn có thế cầm súng và giết giặc.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác