logo

Phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn


Phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn trong Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú | Văn mẫu 12 hay nhất

         Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm về văn chương: "Văn học là đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người." Quả đúng, giống như Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành - một trong số những tác giả tiêu biểu đã sôi nổi tới Tây Nguyễn và viết lên trang văn qua tác phẩm Rừng xà nu và ghi dấu ấn của mình với nhân vật Tnú. Đó là một trong những thành công của ông trên chặng đường cầm bút để tôn vinh những giá trị của con người.

        Tác phẩm đã đưa người đọc về những năm tháng vô cùng khắc nghiệt khi người dân Tây Nguyên đang phải đấu tranh chống đế quốc Mĩ những năm 1959. Cốt truyện được đan xen giữa truyện của một người được hòa quyện với chuyện của cả buôn làng được kể trong đêm Tnú về thăm làng qua giọng trầm ấm của cụ Mết và nhân vật chính là Tnú. Trong tác phẩm, nhà văn đã khắc họa hình ảnh của những anh hùng Tây Nguyên trong thời đại chống Mĩ và Tnú hiện lên như biểu tượng của con người Tây Nguyên với tất cả phẩm chất anh hùng, kiên cường, dũng cảm, bất khuất và một lòng trung thành với Cách mạng, với Đảng.

       Nhà văn Nguyên Ngọc đã lấy nguyên mẫu từ một con người có thật là anh Đề - một người Xơ đăng dân tộc Tây Nguyên để chuyển thành hình tượng Tnú là trung tâm trong tác phẩm của mình. Cuộc đời của Tnú cũng gắn liền với cuộc đời làng Xôman, từ đó tác giả xây dựng một nhân vật mang tính lý tưởng. Tnú được biết đến là người con của Tây Nguyên và lớn lên trong tình thương của dân làng Xôman “cha mẹ nó chết sớm, làng Xôman này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch  như nước suối làng ta”. Chính tình thương của đồng bào đã đem lại cho anh niềm tin yêu cuộc sống, gắn bó sâu sắc với bản làng quê hương, với những gì thân thuộc như tiếng chày giã gạo của cô gai, con nước mát lạnh đầu bản, những cụ già, những em nhỏ,…

Là người con sinh ra từ núi rừng, Tnú dường như được hun đúc bởi tinh thần Tây Nguyên, mang dáng dấp của một dũng sĩ Tây Nguyên như các anh hùng sử thi trong lịch sử như Đăm Săn, như Sinh Nhã. Soi chiếu vào hình tượng của cây xà nu, anh như một cây xà nu trưởng thành, dẻo dai với bộ ngực rộng, cường tráng và đôi tay chắc khỏe như cánh gỗ lim. Trong anh là dòng máu của dân tộc Xôman, là máu của dân tộc Tây Nguyên đang chảy bất khuất và kiên cường. Hội tụ trong con người này là cả khí phách đáng tự hào nơi đất trời chốn rừng cao.

      Tnú được biết đến là con người vô cùng gan góc, dũng cảm và mưu trí. Ngay từ khi còn nhỏ thì Tnú đã tỏ ra là người vô cùng dũng cảm: đi tiếp tế lương thực, chuyển thư cho cán bộ cách mạng còn “ lựa chỗ nước mạnh mà bơi” rồi “xé rừng mà đi”. Tnú nghe anh Quyết mà hết mình học cái chữ, tự lấy đá đập vào đầu mình khi học không nhanh bằng Mai. Khi bị địch bắt, Tnú nhanh trí nuốt lá thư để đảm bảo an toàn cho bí mật cách mạng mà không sợ hãi. Phải chịu biết bao nhiêu bạo tàn, bao sự tra tấn dã man nhưng Tnú không hề sợ hãi, không chịu khuất phục. Tnú bây giờ là một chàng trai hiểu biết, có căn cốt khỏe mạnh và cường tráng. Tnú đã đi ba ngày đến núi Ngọc Linh không phải lấy đá làm phấn mà để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Khi kẻ thù tra tấn dã man, quấn dẻ vào tay anh rồi tẩm nhựa xà nu đem đốt, đau đớn đến độ “răng anh đã cắn nát môi anh” nhưng anh nhất định không kêu van. Quả đúng, Tnú vô cùng gan góc, dũng cảm, nhanh trí.

       Thuở nhỏ, Tnú đã nuôi giấu cán bộ trong rừng và hoàn thành xuất sắc công việc. Việc Tnú sẵn sàng đi bộ ba ngày chỉ để lấy đá về học chữ là bước tiến gần hơn với ánh sáng cách mạng của anh. Nó thể hiện niềm tin tuyệt đối với Cách mạng. Tnú không bao giờ bị đánh gục trước sự tàn bạo của quân địch dù đau đớn. Sức mạnh của anh được vun đúc bởi cô gái hiền dịu và tổ ấm hạnh phúc.

       Khi tìm hiểu về Tnú ta không thể không nhắc đến mối quan hệ của Tnú với gia đình. Anh đã nên duyên với Mai. Ngày Tnú vượt ngục trở về, Mai đã xúc động mà nắm lấy tay anh. Tưởng sẽ ấm êm trong hạnh phúc nhưng chiến tranh đã dập nát tất cả. Tnú đau đớn chứng kiến mẹ con Mai chết dưới tay kẻ thù. Cuộc đời Tnú bây giờ là những đau thương mà anh gồng mình gánh chịu với bao đau đớn và căm phẫn. Phải chịu sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù. Anh không sợ. Không mãi chìm đắm trong đau thương và mất mát, anh vượt qua tất cả nỗi đau, biến đau thương thành căm hờn để tôi luyện ý chí chiến đấu. Bị giặc bắt, Tnú không lo lắng cho bản thân mà chỉ nghĩ ai sẽ tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Ngọn lửa cháy rực trên tay anh đã khiến núi rừng ào ào rung động “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Tnú chính bản lĩnh và niềm tin của dân làng xôman. Với lối kể của nhà văn về nhân vật Tnú thì quả đúng anh đã thể hiện được vẻ đẹp sử thi vô cùng tiêu biểu.

    Nhân vật Tnú là một nhân vật dào dạt chất sử thi. Tnú xứng đáng là một nhân vật tiêu biểu nhất trong số những nhân vật thời kì kháng chiến chống Mĩ và đây chính là thành công lớn nhất trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành.

     Đất nước  của mình bây giờ là đất nước ngày xưa được dựng xây lên bằng máu xương của cha ông mình, của biết bao thế hệ đi trước đã ngã xuống nên trong bất cứ thời kỳ nào ta cũng mang trong mình một lòng tự hào dân tộc.

"Yêu biết mấy, những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên!"

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021