logo

Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác giả Sơn Nam

Soạn văn 12: Bắt sấu rừng U Minh Hạ


Khái quát về tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Tóm tắt:

Ông Năm Hên là người chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đã chủ động tìm đến ngọn rạch Cái Tàu để bắt cá sấu. Ông có một kĩ thuật đặc biệt có thể bắt sấu bằng tay không. Mỗi lần bắt sấu, ông lại hát lên một bài hát đặc biệt, nghe vô cùng ảo não, bi thương, đó chính là bài hát dành tặng những người đã chết oan vì loài cá sấu đó. Ông Năm Hên bắt cá sấu như loại trừ một thảm họa của thiên nhiên đối với con người. Ở đời thấy thảm họa mà tìm cách chạy trốn thì dù có chạy đến cùng trời cuối đất, thảm họa vẫn cứ đến. Phải tìm mọi cách trừ thảm họa ấy.

Bố cục:

- Phần 1: ông Năm Hên chèo thuyền xuống đến làng Khánh Lâm bắt sấu

- Phần 2: chuyện bắt sấu li kì của ông Năm Hên qua lời kể của Tư Hoạch


Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Câu 1 (trang 55 sgk Văn 12 Tập 2):

- Thiên nhiên sông nước vùng U Minh Hạ hiện lên dưới ngòi bút Sơn Nam là một thế giới vô cùng rộng lớn và hấp dẫn:

+ Đó là màu “đỏ lòm” của phù sa sông nước, là sắc xanh ngắt đến bạt ngàn của những cánh rừng đước, rừng tràm.

+ Đó là vùng đất nhiều cá sấu đến nỗi có những cái tên như: ao sấu, ngã ba đầu sấu, lung sấu, bàu sấu. Những huyền thoại, truyền thuyết về một vùng đất còn hoang vu ấy khiến người ta tò mò mà cũng rất mực kinh hãi, nể sợ.

- Con người U Minh Hạ là những người vô cùng hào phóng, nhiệt thành, chỉ qua dăm ba câu chuyện người ta đã trở nên thân thiết, quý mến nhau, mời nhau một bữa cơm khi còn chưa biết gì về nhau, thông qua đó mà tìm hiểu, trao đổi thêm tình gắn bó. Đó còn là những con người rất mực dũng cảm, mưu trí, ví như ông Năm, tay không mà có thể đi bắt sấu ở giữa rừng.

Câu 2 (trang 55 sgk Văn 12 Tập 2):

- Thứ nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy ông Năm Hên là một người tài ba, cởi mở nhưng cũng vô cùng bí ẩn: những ấn tượng ban đầu về ông khiến người ta cảm giác ông như một thầy tướng pháp vậy, nhưng kì thực ông là một người bắt cá sấu.

- Thứ hai, ta thấy ông là một người mưu lược, dũng cảm, có tài kế. Để bắt được cá sấu, ông dám đi vào hang ổ của chúng, đến những nơi hoang vu, khốc liệt, ít người dám đặt chân đến. Phải nói thêm về tài nghệ của ông. Ông dùng tay không mà bắt sấu chứ không phải dùng mồi câu theo cách thông thường giống như những người khác. Kết quả là ông bắt được đến 45 con cá sấu còn sống nguyên vẹn, ông như một vị tướng tài ba, có thể khiến cho bọn cá sấu hung tơn ấy phải bơi theo hàng theo lối, không thể chống cự lại.

- Thứ ba, ta còn có thể nhận thấy ông Năm là một con người giàu tình yêu thương, sống nhân nghĩa. Sauk hi bắt được sấu, ông không trở về ngay để nhận lấy những lời tung hô, tán thưởng của mọi người, mà ông ở lại rừng sấu, dành những giây phút mặc niệm cho những con người xấu số đã chết vì cá sấu. Tiếng hát của ông chính là lời nguyện cho những vong hồn xấu số. Ông khóc thương cho những thân phận bất hạnh, khóc thương cho số phận những con người dũng cảm dám đi đến những vùng đất hoang vu để khai phá mà kém may mắn đã giã từ cuộc đời mình.

Câu 3 (trang 55 sgk Văn 12 Tập 1):

- Sơn Nam có một lối kể chuyện li kì, khơi gợi sự tò mò nơi người đọc. Mặc dù lối dẫn chuyện rất mộc mạc, gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được một không khí kì bí của chốn rừng thiêng, nước độc.

- Ngôn ngữ của chuyện mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, điều này giúp khắc họa rõ nét hơn hình ảnh, tính cách của con người nơi đây.

Câu 4 (trang 55 sgk Văn 12 Tập 1):

- Vùng đất cực nam của tổ quốc đầy hoang vu, tuy ẩn chứa nhiều kho tang vô giá của thiên nhiên, nhưng những khốc liệt mà nó đem lại cũng không thể dự báo trước được.

- Con người nơi đây chân chất, thật thà, yêu lao động. Họ luôn sẵn sàng vượt lên tất cả những khó khăn để làm chủ những vùng đất xa xôi của tổ quốc. Họ còn là những người có lòng yêu thương, biết trân trọng, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, gian khổ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác