logo

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa

Hướng dẫn Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Soạn văn 12: Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt: Chuyện kể về nhân vật Phùng, một người lính bước ra từ chiến trường trở về làm phóng viên ảnh, một người nghệ sĩ say mê và luôn kiếm tìm cái đẹp. Trong một lần kiếm tìm bức ảnh cho bộ lịch treo tường cuối năm, anh đã đến một vùng biển và phát hiện ra cảnh đắt trời cho của chiếc thuyền từ ngoài xa. Nhưng khi thuyền lại gần, một bi kịch bạo lực gia đình diễn ra vô cùng khắc nghiệt. Phùng quyết định cùng với người bạn của mình là chánh án tòa án huyện giúp sức người đàn bà bị bạo hành kể trên. Từ đó, chuyện nảy sinh những mâu thuẫn và bài học rút ra vô cùng sâu sắc.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (chi tiết)


Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 1 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

Trên biểm sớm mờ sương, chiếc thuyền hiện lên từ xa thật đẹp đẽ. Chưa bao giờ Phùng bắt gặp được một cảnh đắt trời cho như thế.  Cảnh vật hiện lên như một bức tranh cổ với những nét vẽ tạo nên từ thứ mực tàu đặc biệt. Mũi thuyền hằn vào bầu không khí ban mai phớt hồng do ánh nắng chiếu vào. Xa xa trên thuyền, vài bóng người im phăng phắc như những bức tượng vậy. Trái tim người nghệ sĩ Phùng dường như bị bóp nghẹt trước cảnh tượng này. Đã có khoảnh khắc, anh cảm thấy cái đẹp chính là đạo đức. Cái đẹp chính là tiêu chuẩn hướng tới của mọi giá trị trong cuộc sống này. Đó dường như là chân lí nảy sinh ngay trong đầu Phùng lúc ấy. Dường như đứng trước vẻ đẹp thần thánh ấy, mọi tiêu chuẩn, giá trị khác trở nên tầm thường, không thể so sánh được.

Đối với một người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật, cả đời đi tìm kiếm những khoảnh khắc như Phùng thì thời khắc anh khám phá ra vẻ đẹp từ xa của chiếc thuyền chính là khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời cầm máy của anh. Sự hài hòa, toàn bích của bức tranh thiên nhiên khiến tâm hồn con người cũng như được thanh lọc, gột rửa vậy.

Câu 2 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

Khi chiếc thuyền tiến lại gần, mọi thứ dường như thay đổi hắn, cái đẹp biến mất và mọi thứ xấu xa nhất phơi bày trước ống kính nhiếp ảnh của Phùng.

Từ chiếc thuyền đẹp đẽ ấy xuất hiện một người đàn ông và một người đàn bà đang dần dần tiến lại gần bờ. Và cảnh tượng kinh hãi bắt đầu. Người đàn ông hùng hổ, rút chiếc thắt lung ra quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão ta dường như trút hết mọi sức lực vào chiếc thắt lưng, mỗi nhát quất xuống lại là một lời chửi rủa, rên xiết người đàn bà mau chóng chết đi cho lão nhờ. Nhưng lạ lùng thay, người đàn bà không hề chống trả, bà ta cam chịu một cách nhẫn nhục, không kêu la cũng không hề tìm cách chạy trốn. Mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đấy, thằng con trai của 2 người từ đâu xuất hiện, giằng lấy chiếc thắt lưng và dồn hết sức quật vào ngực của chính bố mình, nó chỉ dừng lại trước sự van xin của mẹ nó.

Cái xấu xa tồn tại ngay trong vẻ đẹp của chiếc thuyền. Cảnh tượng bạo hành gia đình  giữa chồng với vợ, giữa con với cha. Dường như không còn gì đau xót hơn thế.

Cảnh tượng ấy khiến Phùng kinh ngạc đến nỗi vứt ngay chiếc máy ảnh xuống đất và chạy lại gần gia đình kia. Cái đẹp mỏng manh tan biến trước thực tế phũ phàng.

Câu 3 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện giúp ta nhận ra được nhiều điều:

- Người đàn bà tưởng chừng như thô kệch, kém hiểu biết kia lại có những suy nghĩ hết sức sâu sắc, vượt qua mọi giáo điều khô cứng của Phùng và Đẩu. Lời nói của thị khiến Phùng và Đẩu hiểu ra thế nào mới là cuộc đời thật sự, không phải mọi chuyện đều có thể giải thích bằng lí lẽ thông thường. Đôi khi chúng ta phải đặt tình cảm vào và giải quyết vấn đề bằng chính trái tim của mình. Phùng và Đẩu thì chỉ nhìn được phần ngọn của vấn đề, chỉ nhìn thấy hành động bạo hành của người đàn ông, nhưng không hiểu vì sao chuyện đó lại xảy ra. Người đàn bà hàng chài hiểu, nên bà không thể bỏ chồng. Hơn thế nữa, với một người đàn bà lênh đênh trên biển như thị, không có một người đàn ông ở bên cạnh cũng là một niềm bất hạnh lớn. Vì thế bỏ thì thương mà vương thì tội. Thị quyết định nhận phần tội về mình để con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Ta hiểu được rõ hơn nguyên nhân của mọi sự chịu đựng của người đàn bà. Thị không phải không biết đau đớn, xót xa mà trong số nhiều khổ đau, thị chọn phương án khả dĩ nhất, phương án gánh chịu nhiều tổn thương về mình để cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con không cha như nhà không nóc. Không có bố rồi ai sẽ ra khơi để nuôi đám nhỏ.

- Trong những khổ đau, thị vẫn nhìn ra được những niềm vui, dù là nhỏ nhoi. Niềm vui của các con chính là niềm hạnh phúc của thị. Nhìn con ăn một bữa ăn ngon, ngủ một giấc bình yên cũng khiến thị vui rồi.

Câu 4 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

- Nhân vật người đàn bà hàng chài tuy vẻ ngoài thô kệch, xấu xí nhưng lại rất sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo. Đó là người phụ nữ ngoài bốn mươi, thô kệch, mặt lại rỗ. Thị ý thức được vẻ ngoài của mình, biết rằng sẽ không ai lấy mình, thể nên khi có người đàn ông chịu lấy thị, dường như thị mang ơn hắn ta. Chính vì mang ơn ấy, chính vì nhận thấy mình là nguồn cơn của mọi nỗi khổ đau mà người đàn ông phải chịu đựng mà thị tình nguyện để cho chồng đánh, không chống cự, không van xin, chạy trốn. Thị biến mình thành một bao cát để chồng giải tỏa. Thị thương con, nghĩ đến một tương lai đàn con nheo nhóc mà không có bố, thị không thể nào chấp nhận phương án li hôn mà tòa đề xuất. Dù người đàn ông có như thế nào thì đó vẫn là chồng thị, vẫn là trụ cột để thị dựa vào những lúc ra khơi bám biển.

- Nhân vật người chồng vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của mọi đau khổ. Lão ta vì khổ quá mà lôi vợ ra đánh. Giống như người ta buồn, chán thì uống rượu, mỗi lần buồn chán lão lại lôi vợ ra đánh. Dường như nó lặp lại thành một vòng tròn luẩn quẩn.

- Chị em Phác thương mẹ, là chỗ dựa để người mẹ tựa vào. Tuy vậy, Phác vẫn còn trẻ, chưa hiểu thấu được mọi vấn đề, anh cũng chỉ mới nhận ra được những điểm xấu xa cua người cha, mà không có cái nhìn bao dung, thông cảm như mẹ của mình. Đây là những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực, mang mầm mống bạo lực, và rất có thể là người gieo bạo lực trong tương lai.

- Nghệ sĩ Phùng vừa có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế lại vừa là người sống rất sâu với cuộc đời, có tấm lòng thương cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời là người lính bước ra từ cuộc chiến cho nên anh cũng rất căm tức những thế lực, đối tượng đè nén, áp bức con người.

Câu 5 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu độc đáo ở chỗ: tạo ra tình huống truyện bất ngờ, có sự đối lập tương phản rõ nét. Đối lập giữa xa và gần, giữa nghệ thuật và thực tại cuộc sống. Từ cốt truyện đó, nhà văn khát khao kéo nghệ thuật tiến gần hơn đến cuộc đời. Văn chương không có trách nhiệm gì cao quí hơn trách nhiệm phản ánh một cách trung thực hiện thực khách quan. Từ đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có một cách sống rất sâu, bám sát vào hiện thực đời sống.

Câu 6 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

- Ngôn ngữ kể chuyện là lời của nhân vật Phùng – người đứng ngoài chứng kiến cho nên truyện hiện lên trung thực, khách quan, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với các đặc điểm, tính cách của từng nhân vật khiến cho truyện linh hoạt, sinh động và gần gũi với đời sống.


Luyện tập

- Nhân vật người đàn bà hàng chài để lại nhiều ấn tượng nhất bởi: Nhân vật người đàn bà hàng chài tuy vẻ ngoài thô kệch, xấu xí nhưng lại rất sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo. Đó là người phụ nữ ngoài bốn mươi, thô kệch, mặt lại rỗ. Thị ý thức được vẻ ngoài của mình, biết rằng sẽ không ai lấy mình, thể nên khi có người đàn ông chịu lấy thị, dường như thị mang ơn hắn ta. Chính vì mang ơn ấy, chính vì nhận thấy mình là nguồn cơn của mọi nỗi khổ đau mà người đàn ông phải chịu đựng mà thị tình nguyện để cho chồng đánh, không chống cự, không van xin, chạy trốn. Thị biến mình thành một bao cát để chồng giải tỏa. Thị thương con, nghĩ đến một tương lai đàn con nheo nhóc mà không có bố, thị không thể nào chấp nhận phương án li hôn mà tòa đề xuất. Dù người đàn ông có như thế nào thì đó vẫn là chồng thị, vẫn là trụ cột để thị dựa vào những lúc ra khơi bám biển.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác