logo

Soạn bài: Thực hành về hàm ý (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành về hàm ý (chi tiết)

Câu 1 (trang 79 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Căn cứ vào lời đáp của A Phủ với thống lí Pá Tra, ta thấy:

1. Thống lí hỏi về số lượng bò bị mất, đúng ra thì câu trả lời của A Phủ sẽ phải đáp ứng yêu cầu về số lượng ấy. Thế nhưng A Phủ lại không trả lời trực tiếp số lượng bò bị mất. A Phủ lờ đi nội dung chính câu hỏi của thống lí Pá Tra.

2. Lời đáp của A Phủ tuy thiếu mà lại thành ra thừa, bởi vì không ai hỏi A Phủ trở về làm gì, A Phủ sẽ làm gì để giải quyết chuyện mất bò kia. A Phủ đã trả lời một cách quả quyết về dự định của mình, đồng thời cho thấy một niềm tin sắt đá rằng dự định ấy chắc chắc sẽ thực hiện được.

3. Cách trả lời của A Phủ rõ ràng mang hàm ý. A Phủ không dám trực tiếp thừa nhận việc làm mất bò, sợ thống lí Pá Tra nổi giận, cho nên anh chỉ gián tiếp thừa nhận điều đó thông qua hành động lấy công chuộc tội. Đồng thời, để tăng tính khó khăn, phức tạp của hành động – lí do đầy chính đáng của việc làm mất bò, là con hổ rất hung dữ, người thường khó mà bắt được nó. Phải vào tay A Phủ khi đã được trang bị vũ khí thì mới giải quyết được loài cầm thú này.

b. Từ ví dụ trên, hiểu một cách đơn giản thì hàm ý là những nội dung mà người nói không trực tiếp nói ra bằng ngôn từ mặc dù vẫn có ý định truyền tải nội dung ấy đến cho người nghe. Người nghe trong trường hợp này không thể hiểu lời nói của người nói một cách đơn thuần mà phải căn cứ vào ngữ cảnh giao tiếp để hiểu người nói muốn nói gì.

Trong ví dụ trên, A Phủ đã thêm lượng thông tin không được yêu cầu trả lời vào câu trả lời của mình.

Câu 2 (trang 80 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Câu nói của Bá Kiến nghĩa là Bá Kiến không phải là nơi để Chí Phèo mỗi lần hết tiền lại đến ăn vạ đòi xin thêm. Điều đó có nghĩa là Bá Kiến từ chối yêu cầu xin tiền như mọi khi của Chí Phèo. Cách nói này không đảm bảo rõ ràng, rành mạch, và như thế đã vi phạm phương châm về cách thức.

b. Ở hai lượt đầu, Bá Kiến đã dùng câu hỏi để thực hiện hành vi gọi Chí Phèo, hướng lời nói của mình đến đối tượng là Chí Phèo.

“Chí Phèo đấy hở?” vừa là một câu hỏi nhưng cũng đồng thời là một câu chào, chào kiểu người trên nói với người dưới, mang ý hỏi Chí Phèo lại định giở trò gì nữa đây.

Lượt nói thứ hai, tuy là câu hỏi nhưng với hàm ý Chí Phèo hãy biết đường mà lo làm ăn đi thay vì cứ túng thiếu lại đến nhà Bá Kiến xin tiền như vậy.

c. Hàm ý của Chí Phèo được tường minh hóa ở lượt nói cuối cùng. Hai lượt nói trước của Chí Phèo đã vi phạm phương châm về lượng và phương châm cách thức khi mà nói thiếu ý và nói không rõ ý.

Câu 3 (trang 80 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Ở lượt lời thứ nhất, bà đồ đưa ra một câu hỏi, nhưng thực chất đó lại là một lời đề nghị.

Sau khi đọc tiếp lượt lời thứ hai của bà đồ, ta đã hiểu được hàm ý thực sự của bà khi đưa ra cho chồng lời khuyên trên, đó là: văn ông đồ không hay, viết ra chỉ tổ phí giấy, vì vậy để tiết kiệm thì ông hãy viết vào giấy khổ to, để khi vất đi thì bà còn dùng để gói được.

b. Bà đồ không nói thẳng mà phải đưa ra hàm ý là vì tế nhị, sợ ông đồ tự ái, không muốn trực tiếp chê chống mà muốn đưa ra một lời đề nghị để chồng tự lựa chọn.

Câu 4 (trang 80 sgk Văn 12 Tập 2):

Phương án D.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác