logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 2. Nghị luận văn học (chi tiết)


Soạn văn 11: Viết bài làm văn số 2. Nghị luận văn học

Đề 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét tác giả: thân thế, tư tưởng nổi bật

- Đưa đến vấn đề cần nghị luận: giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

B, Thân bài

Giá trị hiện thực thể hiện ở thái độ phê phán, sự quan tâm của Lê Hữu Trác với đời sống nhân dân, với xã hội, với những bất công và phiền nhiễu trong xã hội.

- Đoạn trích truyền đạt tư tưởng giá trị hiện thực bởi nó phô bày một bức tranh nhảy nhót các con chữ về cuộc sống xa hoa phủ Chúa:

+ Quang cảnh đi từ ngoài vào trong phủ là cái uy nghiêm hiện hữu, cái phức tạp bủa vây, đầy tớ bận rộn, thưa gửi tôn nghiêm, mọi thứ đều bóng bẩy và xa hoa.

+ Có một sự đối lập hiện ra khi nhìn các đồ đạc tráng lệ, mâm vàng chén bạc, những của hiếm có trong nhân gian, rèm châu, sập vàng…

+ Cung cách sinh hoạt phức tạp, rối ren, nói cách khác là cung cách của giới thượng lưu, giới quyền quý.

- Hình ảnh thế tử

+ Không gian ngột ngạt, vây quanh toàn vật dụng cao sang như gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

+ Đầy tớ: toàn những cung tần mĩ nữ hết góc này góc kia gần xa đều có.

- Tác giả và thái độ:

+ Không choáng ngợp trước cái đẹp lộng lẫy, xa hoa phủ Chúa mà mạnh tay phê phán, châm biếm.

+ Hình dung trong đầu mỗi người một hình ảnh mờ ảo về sự suy tàn cận kề của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.

C, Kết bài: khẳng định lại giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích.

Đề 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài:

- Điểm qua một số hiểu biết của em về người phụ nữ ngày xưa

- giới thiệu vấn đề nghị luận – hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ba bài thơ…

B, Thân bài

+ Thân phận so với nam nhi trong thiên hạ: người phụ nữ gánh vác các công việc nội trợ chăm con,việc vất vả, thiệt thòi nhiều:

• Ở bài Bánh trôi nước: người phụ nữ nhẫn nhục, sợi dây tình duyên mong manh và chìm nổi, số phận bấp bênh, không có quyền tự quyết định số phận “lòng son” của chính. Người phụ nữ trong Bánh trôi nước có phảng phất bóng dáng của những câu ca dao “Thân em…”

• Ở bài Thương vợ: người phụ nữ ví như “thân cò” lận đận, chịu thương chịu khó, vất vả bốn bề, gánh nặng miếng cơm cho các con và tình thương yêu chồng đã đè nặng lên người phụ nữ.

• Ở bài Tự tình: người phụ nữ mang nỗi buồn thân phận, số kiếp trớ trêu phận chung chồng, cái lỡ làng của tuổi xuân xế tàn theo chén rượu. Ngay cả người mình thương, lẽ mình yêu cũng phải san sẻ từng chút từng chút một cho người phụ nữ khác, đó là cái lận đận tình duyên của người phụ nữ - hạnh phúc chẳng trọn vẹn.

+ Người phụ nữ với những khao khát yêu thương trong sáng, tốt đẹp:

• Hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ dâng tràn sức trẻ khao khát nồng nhiệt, mạnh mẽ vào tương lai, vào tình yêu, dẫu ngã mình trong lận đận tình trường nhưng người phụ nữ chẳng vẫn luôn mạnh mẽ muốn bứt phá khỏi thân phận, khỏi xã hội.

• Bài Thương vợ, người phụ nữ - cụ thể là bà Tú nổi bật với nét tần tảo, thương chồng yêu con như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống, nhân hậu, tình yêu to lớn, giàu đức hi sinh, vất vả nhưng không trách cứ.

C, Kết bài: khẳng định lại những nét nổi bật của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa hiện lên trong ba tác phẩm

Đề 3 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

A, Mở bài:

- giới thiệu về nhân cách con người trong xã hội phong kiến xưa

-Bài ca ngắn đi trên bãi cát / Bài ca ngất ngưởng đều toát lên nhân cách cao đẹp của những nhà nho chân chính.

B, Thân bài

- Giải nghĩa:

+ Nhân cách? Nó là tư cách, phẩm chất, là phần bên trong mỗi con người.

+ Nhà nho: cách gọi chung cho những người tri thức thời xưa, có học vấn và theo Nho học.

- Nhân cách nhà nho ở bài thơ này (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) thể hiện đẹp đẽ và đáng nể ở tầm nhìn xa trông rộng của nhà thơ.

+ Khi mà còn bao kẻ đang say hơi men công danh lợi lộc thì Cao Bá Quát tỉnh táo hơn, ông nhận thức rõ tính vô nghĩa của lối học khoa cử, lối học công danh xưa cũ.

+ Từ câu chuyện bình thường như đi trên cát mà tác giả liên tưởng đến con đường danh lợi, đến chốn quan trường, đó thực là một sự liên tưởng ít gặp ở các bậc nho sĩ, thật sáng tạo và lô-gíc: sự sụt lún, sa lầy khi bước trên cát vô định giống như hơi men công danh mờ mịt giả dối đang vẫy gọi khiến đôi chân bao người lún sâu, không dứt ra được. Công danh, tiền bạc hão huyền đang kéo con người xuống vũng không lên được, mê muội.

+ Nhìn trước được những sự mê muội đáng sợ đó, Cao Bá Quát cảm thấy mình cần phải cảnh tỉnh cho bao con người đang đi sâu vào vết lún, vào men say công danh biết mà tránh xa và thức tỉnh đi, đừng tiếp tục nữa, đến lúc nhìn lại sẽ thấy điều đó không xứng đáng.

C, Kết bài: khẳng định nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác