logo

Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (chi tiết)


Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

Soạn văn 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)


Bố cục

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn

- Đoạn 2 (10 câu tiếp): vẻ đẹp cảnh Hương Sơn

- Đoạn 3 (còn lại): cảm xúc của nhà thơ về Hương Sơn


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mở đầu bài thơ, Chu Mạnh Trinh tinh tế bao quát toàn khung cảnh với câu thơ “Bầu trời cảnh Bụt”. Cái nhìn đầu tiên là cái nhìn ấn tượng nhất, tác giả muốn đầu bài thơ bằng khung thơ đầy cảnh sắc tiên giới, một chùa Hương bình an, tĩnh lặng, vô cùng nhẹ nhàng, thế giới tâm linh hòa hợp với thiên nhiên: bầu trời cảnh Bụt. Nơi đây đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, hơi thở Bụt, Phật khiến người đến cảm thấy thật một không khí ấm áp, nhẹ nhàng. Người thi sĩ lạc vào chốn này, tâm hồn cũng du dương men theo mùi thanh tĩnh, trí tuệ tỉnh táo khác thường. Chu Mạnh Trinh tài ở chỗ ông đã pha trộn cả thiên nhiên, cả tâm linh lẫn tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Người xưa và người nay không giống nhau từ trang phục kiểu tóc cho đến lối sống lối suy nghĩ. Chu Mạnh Trinh và những người như chúng ta đã sống trong hai thời đại khác nhau, cách cảm nhận thiên nhiên cũng một khác. Tiếng chuông chùa vang lên “tiếng chày kình”, “”khách tang hải” bỗng chốc “giật mình”, như thể các du khách nơi đông đúc ngoài kia giật mình giác ngộ. Tất cả mọi thứ sau tiếng chuông vang đều như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa mình với thiên nhiên phong cảnh đẹp đẽ và nhang khói tâm linh nơi cửa Phật. Tưởng vô hình mà sinh khí vùng Hương Sơn phảng phất và lảng bảng hiện hữu trong mọi vật. Tác giả - một con người yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu Phật đã nắm bắt được cái thần tình của Hương Sơn.

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tác giả sử dụng tối ưu nghệ thuật tả cảnh, đặc biệt chú ý việc tả không gian, màu sắc, âm thanh trong bài thơ. Nhà thơ biết cách làm cho cảnh vật vô tri vô giác trở nên có hồn, có hơi thở và có cảm xúc, không khí thần tiên, tâm linh cứ quanh quẩn lẩn khuất đâu đó chốn Hương Sơn: Bụt, non, nước, mây, cá nghe kinh, suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích… Bức tranh phong cảnh nên thơ bởi sự đan cài những câu thơ rất mực trong sáng. Đó thực là lời đáp cho cảm hứng thẩm mỹ thượng thừa nhờ tình yêu thiên nhiên, tình yêu cái đẹp cảnh vật cùng với lòng yêu quê hương đất nước.


Tổng kết

Soạn văn 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác